Truyền thông Giáo dục nghề nghiệp: Tiếp tục nâng cao nhận thức, thúc đẩy công tác tuyển sinh, giải quyết việc làm, hướng nghiệp, lập nghiệp...
(LĐXH) - Với mục đích tiếp tục nâng cao nhận thức người dân, xã hội, doanh nghiệp, quảng bá hình ảnh, tạo sự chuyển biến trong công tác phân luồng học sinh vào GDNN, thúc đẩy công tác tuyển sinh, giải quyết việc làm, lập nghiệp..., chiều ngày 23/4/2020, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về truyền thông trong lĩnh vực GDNN...
Đào tạo trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời
Ba năm trước, tại Hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy học trong kỷ nguyên số đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp” (tháng 4.2018), Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB - XH) Lê Quân đã nhắc tới một dự án quan trọng, trong đó có nội dung “phát triển thị trường đào tạo trực tuyến”. Giờ đây khi dịch Covid-19 bùng phát, “đào tạo trực tuyến đã thực sự được coi trọng”, ông Quân nhận xét và nhấn mạnh đây là giải pháp quan trọng của giáo dục nghề nghiệp trong cả hiện tại và tương lai chứ không chỉ mang tính tạm thời.
Đề xuất miễn, giảm học phí cho sinh viên trường nghề bị ảnh hưởng bởi Covid-19
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đề xuất giảm 15-20% học phí trong năm 2020 cho toàn bộ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để chia sẻ gánh nặng với người học góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên và phụ huynh.
Bắc Ninh: Chú trọng đào tạo nghề lao động nông thôn
LĐXH) - Những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành các chính sách và tổ chức thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn.
Chàng trai 22 tuổi giành Huy chương Bạc kỳ thi Tay nghề thế giới tự hào khi học nghề cơ khí
Nhiều người nói rằng “Học trường nghề, sau này chỉ làm công nhân”. Nhưng Diệu đã chứng minh, những sinh viên trường nghề như mình cũng có thể trở thành kỹ sư thực hành, thậm chí vươn ra tầm thế giới.
Quảng Ninh: Năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%
(LĐXH) - Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả GDNN.
Nam Định: Gắn kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn
LĐXH - Trong năm 2019, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nam Định đã đào tạo ở 3 cấp trình độ cho 29.094 người, đạt 84,3% kế hoạch năm, bao gồm, cao đẳng 224 người, trung cấp 3.189 người, sơ cấp và dưới 3 tháng 25.681 người (trong đó, đào tạo cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg là 5.350 người).
Đề án 1956 góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở Ý Yên
LĐXH - Huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định) có khoảng 25 vạn dân, trong đó, có trên 14 vạn người đang ở độ tuổi lao động, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Hiện trên địa bàn huyện có 3 cụm công nghiệp với 195 doanh nghiệp, 37 điểm công nghiệp với hơn 70 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện Ý Yên luôn quan tâm chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Mở rộng liên kết đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn ở huyện Giao Thủy
LĐXH - Để giải quyết việc làm gắn với nâng cao chất lượng nguồn lao động, phục vụ phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn triển khai thực hiện tốt Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. UBND huyện đã xây dựng Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; phân công trách nhiệm cụ thể cho các ngành chức năng, các đoàn thể ở địa phương chủ động phối hợp thực hiện tốt các nhóm giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Từng bước chuẩn hóa năng lực người đào tạo tại doanh nghiệp
(LĐXH) - Sáng ngày 25/11/2019, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp với Tổ chức hợp tác phát triển Đức, GIZ tổ chức cuộc họp góp ý báo cáo kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo tại doanh nghiệp và xây dựng hồ sơ năng lực của người đào tạo tại doanh nghiệp. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Vụ Đào tạo thường xuyên, Vụ Đào tạo chính quy, Vụ Nhà giáo thuộc Tổng cục; đại diện lãnh đạo Văn phòng giới sử dụng lao động (VCCI); đại diện lãnh đạo Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam, GIZ; một số chuyên gia về giáo dục nghề nghiệp; đại diện một số doanh nghiệp.