Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Truyền thông Giáo dục nghề nghiệp: Tiếp tục nâng cao nhận thức, thúc đẩy công tác tuyển sinh, giải quyết việc làm, hướng nghiệp, lập nghiệp...
07:17 PM 23/04/2020
(LĐXH) - Với mục đích tiếp tục nâng cao nhận thức người dân, xã hội, doanh nghiệp, quảng bá hình ảnh, tạo sự chuyển biến trong công tác phân luồng học sinh vào GDNN, thúc đẩy công tác tuyển sinh, giải quyết việc làm, lập nghiệp..., chiều ngày 23/4/2020, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về truyền thông trong lĩnh vực GDNN...
Tổng Cục trưởng Nguyễn Hồng Minh trả lời trực tuyến các phóng viên, biên tập viên tại hội nghị
Chủ trì và phát biểu tại Hội nghị trực tuyến có ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng cụ trưởng cùng nhiều lãnh đạo các Cục, vụ viện trực thuộc Tổng Cục và gần 50 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương...
Phát biểu Hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Nguyễn Hồng Minh đề nghị: "Mục đích của Hội nghị về truyền thông lần này là tiếp tục nâng cao nhận thức người dân, xã hội, doanh nghiệp và quảng bá hình ảnh về GDNN; lợi ích của GDNN đối với việc lập nghiệp. Đồng thời, tạo sự chuyển biến trong công tác phân luồng học sinh trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) vào GDNN. Thúc đẩy công tác tuyển sinh, hướng nghiệp, giải quyết việc làm, lập nghiệp, khởi nghiệp. Công tác truyền thông tư vấn tuyển sinh GDNN tổ chức bằng nhiều hình thức, bảo đảm nội dung giúp các học sinh, phụ huynh học sinh và mọi người dân thấy được lợi ích của GDNN và có nhiều lựa chọn ngành nghề cho tương lai. Các nội dung truyền thông tập trung vào đào tạo chất lượng cao; chương trình chất lượng cao; trường chất lượng cao; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tuyển sinh đào tạo nghề đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, mô hình 9+, cơ hội phát triển nghề nghiệp, liên thông, hướng nghiệp, xu hướng việc làm... Để đảm bảo mục đích này, các vụ, đơn vị cần rà soát lại quy định về quản lý đào tạo nói chung và đào tạo từ xa trực tuyến nói riêng. Trước mắt, cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời để các trường triển khai thực hiện đào tạo trực tuyến. Các cơ sở GDNN chủ động xây dựng phương án đầu tư, sử dụng phần mềm triển khai đào tạo trực tuyến trên cơ sở văn bản hướng dẫn, bảo đảm thực hiện đạt chất lượng. Ngoài ra, các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất Hội nghị tư vấn tuyển sinh GDNN theo hình thức trực tuyến trong thời gian tới..."
Lần đầu tiên, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức hội nghị trực tuyến về truyền thông
Tại Hội nghị lần này, nhiều ý kiến cho rằng, trước khi triển khai đào tạo trực tuyến, các cơ sở GDNN phải xây dựng quy chế đào tạo trực tuyến trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phù hợp với điều kiện thực tế của trường, tương thích với từng đối tượng người học ở các trình độ đào tạo GDNN. Triển khai thực hiện đào tạo trực tuyến như thế nào để đạt chất lượng. Bên cạnh đó, việc thi kiểm tra đánh giá học sinh - sinh viên qua đào tạo trực tuyến; quy đổi thời gian giảng dạy trực tuyến của giảng viên để tính toán chế độ cho nhà giáo giảng dạy trực tuyến vẫn là những vướng mắc mà các trường cần được hướng dẫn cụ thể. Về công tác tuyển sinh GDNN, cần đẩy mạnh tuyển sinh trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Các cơ sở GDNN tiếp tục tăng cường hơn nữa và đa dạng hóa công tác truyền thông, hướng nghiệp để thay đổi nhận thức của phụ huynh, học sinh về tầm quan trọng của giáo GDNN, đồng thời giúp phụ huynh, học sinh tiếp cận tốt với các công cụ tuyển sinh GDNN đã được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp triển khai tốt trong thời gian qua như Ứng dụng Chọn nghề, Trang Thông tin tuyển sinh GDNN,…
Phó Tổng Cục trưởng Trương Anh Dũng chia sẻ về GDNN trong thời gian dịch bệnh Covid - 19
Chi sẻ về vấn đề này, ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: "Thời gian vừa qua, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Riêng trong hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo, để khắc phục tối đa tình trạng ngắt quãng do ảnh hưởng của dịch bệnh, Tổng cục đã sớm ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện tư vấn, tuyển sinh online; theo dõi, kịp thời hỗ trợ người học; đẩy mạnh đăng ký tuyển sinh trực tuyến qua website của các trường, trang tuyển sinh của Tổng cục và ứng dụng Chọn nghề trên thiết bị di động; tổ chức các chương trình truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng... Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các trường trong đào tạo trực tuyến, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có công văn hướng dẫn các địa phương, các trường theo hướng các trường được tự chủ trong lộ trình kế hoạch đào tạo, nghiên cứu giảm bớt các chương trình đào tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, linh hoạt trong đánh giá, kiểm tra môn học.
Được biết, để hoạt động giáo dục nghề nghiệp đạt hiệu quả cao, trong năm 2020, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng sẽ tiếp tục tăng cường truyền thông giáo dục nghề nghiệp với 02 thông điệp chính: "Giáo dục nghề nghiệp: Thực học, thực hành, vững khởi nghiệp, sáng tương lai" và "Tương lai tươi sáng cùng giáo dục nghề nghiệp"./.
NHB

TAG:
Tin khác
Thành phố Bắc Kạn: Đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động
Trung tâm Dịch vụ việc làm Yên Bái tăng cường kết nối cung – cầu lao động
Nam Định: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả
Nghệ An kết nối cung cầu tạo việc làm bền vững cho người nghèo
Nam Định: Hỗ trợ việc làm bền vững cho người nghèo
Quảng Ngãi hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động
Nam Định: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội
Tăng cường tập huấn nghiệp vụ phân tích dự báo về thị trường lao động góp phần giảm nghèo bền vững
Cà Mau: Hỗ trợ phát triển thị trường lao động, kết nối việc làm bền vững