Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Từng bước chuẩn hóa năng lực người đào tạo tại doanh nghiệp
03:15 PM 25/11/2019
(LĐXH) - Sáng ngày 25/11/2019, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp với Tổ chức hợp tác phát triển Đức, GIZ tổ chức cuộc họp góp ý báo cáo kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo tại doanh nghiệp và xây dựng hồ sơ năng lực của người đào tạo tại doanh nghiệp. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Vụ Đào tạo thường xuyên, Vụ Đào tạo chính quy, Vụ Nhà giáo thuộc Tổng cục; đại diện lãnh đạo Văn phòng giới sử dụng lao động (VCCI); đại diện lãnh đạo Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam, GIZ; một số chuyên gia về giáo dục nghề nghiệp; đại diện một số doanh nghiệp.
Ký biên bản cuộc họp với Đoàn đánh giá dự án của GIZ về hợp tác và phát triển GDNN tại Việt Nam
Trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam với nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo dành cho người tham gia đào tạo tại doanh nghiệp ở Việt Nam dựa trên tiêu chuẩn người đào tạo tại doanh nghiệp của các nước ASEAN và nhu cầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp với GIZ tổ chức khảo sát trên 33 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 06 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, 01 cơ sở đào tạo giáo viên trên khắp 03 miền đất nước. Khảo sát này nhằm nhận diện các hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp, chức năng nhiệm vụ, tổ chức hoạt động đào tạo, các yếu tố liên quan đến đào tạo tại doanh nghiệp, đối tượng và nội dung đào tạo, người tham gia học; chức năng nhiệm vụ của người đào tạo, mức độ tham gia hoạt động đào tạo của người đào tạo,..Báo cáo của khảo sát này là tư liệu quan trọng phục vụ phát triển chương trình đào tạo dành cho đối tượng tham gia đào tạo tại doanh nghiệp.
Tại cuộc họp, chuyên gia Nguyễn Thế Dũng, thành viên Tổ tư vấn của GIZ đã  báo cáo kết quả khảo sát tại doanh nghiệp và hồ sơ năng lực của người đào tạo tại doanh nghiệp. Cuộc họp đã dành nhiều thời gian để các chuyên gia, cán bộ quản lý, đại diện doanh nghiệp trao đổi, thảo luận các nội dung liên quan tới báo cáo khảo sát. Nhiều ý kiến đánh giá cao ý nghĩa của khảo sát này đối với hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp, bên cạnh đó đa số ý kiến cho rằng, báo cáo khảo sát cần có sự phân loại các doanh nghiệp, các doanh nghệp với quy mô, phương thức tổ chức sản xuất, kinh doanh khác nhau thì nhu cầu về nhân lực cũng như bố trí, sắp xếp lực lượng lao động sản xuất khác nhau; đối với người tham gia đào tạo tại doanh nghiệp, ngoài kiến thức kỹ năng nghề cần có sự hiểu biết về chính sách pháp luật lao động và bảo vệ trẻ em, có đạo đức, ý thức trách nhiệm trong công việc, tác phong công nghiệp; báo cáo cũng chưa thể hiện vai trò, chức năng về đánh giá trong đào tạo tại doanh nghiệp của người đào tạo tại doanh nghiệp; cần thể chế hóa về văn bản quy phạm pháp luật quy định đối tượng là người đào tạo tại doanh nghiệp
Các chuyên gia của GIZ  trao đổi với các nghiên cứu viên của Viện NCKHDN 
Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Đào Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cảm ơn ý kiến góp ý từ các chuyên gia; Tổng cục sẽ phối hợp với Tổ chức hợp tác phát triển GIZ để sớm hoàn thiện các nội dung trong báo cao khảo sát và đặc biệt là hồ sơ năng lực đối với người tham gia đào tạo tại doanh nghiệp.
PV
TAG:
Tin khác
Thành phố Bắc Kạn: Đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động
Trung tâm Dịch vụ việc làm Yên Bái tăng cường kết nối cung – cầu lao động
Nam Định: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả
Nghệ An kết nối cung cầu tạo việc làm bền vững cho người nghèo
Nam Định: Hỗ trợ việc làm bền vững cho người nghèo
Quảng Ngãi hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động
Nam Định: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội
Tăng cường tập huấn nghiệp vụ phân tích dự báo về thị trường lao động góp phần giảm nghèo bền vững
Cà Mau: Hỗ trợ phát triển thị trường lao động, kết nối việc làm bền vững