Những nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục nghề nghiệp “hậu covid-19”
(LĐXH) - Vừa qua, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp đã có nhiều hoạt động với mục đích đẩy mạnh tuyển sinh, đào tạo và giải quyết việc làm trong học sinh, sinh viên, trong đó chú trọng đến lĩnh vực trao đổi kinh nghiệm, xác định nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới…
Nhiều mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiệu quả ở Quảng Ninh
(LĐXH) – Thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1956), công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả tích cực. Trong đó có nhiều mô hình mang lại hiệu quả cao, giúp người dân có việc làm và ổn định cuộc sống.
Tiếp tục định hướng xây dựng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở…
(LĐXH) - Mục tiêu, chiến lược phát triển GDNN là xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, hiệu quả gắn liền với sự chuyển đổi mô hình đào tạo, số hóa hệ thống đào tạo, sản phẩm đầu ra của đào tạo là người học với những kỹ năng tích hợp và năng lực đổi mới sáng tạo...
Lâm Thao có trên 7.200 lao động được đào tạo nghề
(LĐXH)-Hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết số 09 của Huyện ủy Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015 - 2020, toàn huyện đã có trên 7.200 lao động được đào tạo nghề, đạt 102,9% so với mục tiêu Nghị quyết, nâng tỷ lệ lao động được truyền nghề và đào tạo nghề đạt 70%.
Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030
(LĐXH) - Hệ thống giáo dục nghề nghiệp với sự thống nhất trong quản lý nhà nước với tổng số 1.914 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm 399 trường cao đẳng, 462 trường trung cấp... đặc biệt, cách nhìn nhận của xã hội về lĩnh vực này đã có sự thay đổi tích cực, tuyển sinh tăng đáng kể... Đây cũng là tiền đề để các nhà hoạch định chiến lược thực hiện phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030.
Ninh Thuận phấn đấu đạt chỉ tiêu tuyển mới đào tạo nghề năm 2020 là 9.000 người
LĐXH - Trên cơ sở chỉ tiêu đào tạo nghề được giao năm 2020, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Ninh Thuận đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2020 để triển khai thực hiện. Kết quả, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức đào tạo được 3.604 người, đạt 40,04% (3.604/9.000) so với kế hoạch năm.
Hà Nội: Chú trọng tuyển sinh và đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp
(LĐXH) - Cuối tháng 6 vừa qua, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, trang Fanpage Giáo dục nghề nghiệp Thủ đô, đã tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp trực tuyến thu hút gần 30 ngàn lượt người tham gia với hàng ngàn lượt chia sẻ trên mạng xã hội…
Cần Thơ: Đồng hành cùng học sinh lựa chọn ngành nghề
(LĐXH) - Ngày hội tư vấn tuyển sinh tại Cần Thơ diễn ra với nhiều hoạt động hết sức sôi nổi, bổ ích, sẵn sàng đồng hành cùng các bạn học sinh, sinh viên trong định hướng, lựa chọn ngành, nghề, trình độ đào tạo phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân và điều kiện kinh tế gia đình. Ngoài phần tư vấn chung ở Hội trường lớn, còn có gần 130 gian tư vấn của các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm ngoại ngữ, du học…
Thừa Thiên Huế: Chú trọng phát triển kỹ năng và chất lượng nghề nghiệp
(LĐXH) – Ngày 26/6/2020, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế và Ban Quản lý Khu kinh tế công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Tham dự có ông Nguyễn Chí Trường – Vụ trưởng vụ Kỹ năng nghề (Tổng cục giáo dục nghề nghiệp – Bộ LĐTBXH), ông Nguyễn Văn Phương – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Giáo dục nghề nghiệp: Tạo sự chuyển biến về số lượng tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo...
(LĐXH) - Trước sự vận động, phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ và tri thức nhân loại, giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam cần tiếp tục đổi mới để không chỉ đảm đương được trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế, mà còn đặc biệt có ý nghĩa trong việc tạo tiền đề quan trọng nhằm hoàn thiện thể chế và chính sách về nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội…