Hà Nội: Chăm lo, phát huy vai trò người cao tuổi trong các hoạt động xã hội
(LĐXH) - Phát huy truyền thống “Kính già, yêu trẻ”, “Kính lão, đắc thọ” của dân tộc, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động bảo vệ, chăm sóc người cao tuổi, những năm qua, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chế độ, chính sách chăm lo cho người cao tuổi, nhất là đối với người có công với cách mạng, người thuộc diện hộ cận nghèo, người cô đơn… Việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với người cao tuổi bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng.
Hiệu quả từ các chương trình cho vay vốn tín dụng chính sách ở huyện Mê Linh
(LĐXH)- Tính đến cuối tháng 9/2023, tổng dư nợ 10 chương trình tín dụng chính sách đang triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh (Hà Nội) là 541,7 tỷ đồng với 10.811 khách hàng vay vốn. Vốn tín dụng ưu đãi được đầu tư cho vay đúng đối tượng đã góp phần quan trọng vào công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.
Hà Nội: Vốn vay giải quyết việc làm góp phần thu hút, tạo việc làm cho 269.100 lao động
(LĐXH)- Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thành phố Hà Nội, từ năm 2020 đến ngày 30/9/2023, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm (GQVL) giải ngân qua Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đã hỗ trợ vốn cho 257.590 lượt khách hàng, góp phần thu hút, tạo việc làm cho 269.100 lao động.
Nhiều điểm mới cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHYT
(LĐXH) - Ngày 19/10/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT (Nghị định số 75). Nghị định này có nhiều điểm mới theo hướng tăng quyền lợi cho người tham gia BHYT, nhưng cũng đặt ra trọng trách, yêu cầu cao từ phía các cơ quan liên quan, đặc biệt là ngành BHXH Việt Nam trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ BHYT theo quy định.
Thị xã Vĩnh Châu: Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo
(LĐXH) – Vĩnh Châu là thị xã vùng biển tỉnh Sóc Trăng, có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm trên 53%). Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các ngành, các cấp trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu đã chủ động phối hợp, triển khai thực hiện có hiệu quả các các chương trình, dự án về đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.
Sóc Trăng: Giảm nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách
(LĐXH) - Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác cải thiện, từng bước nâng cao điều kiện sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719)
Mỹ Tú: Vận động các nguồn lực chăm lo cho người nghèo
(LĐXH) – Thông qua nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, công tác chăm lo cho người nghèo trên địa bàn huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) đã nhận được sự chung tay của toàn xã hội. Nhờ điểm tựa về vật chất và tinh thần đó và ý chí và nghị lực của mình, nhiều hộ đã phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi
(LĐXH) - Công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi (NCT) được tỉnh Bình Định quan tâm thực hiện. Nhờ vậy, các chính sách liên quan đến NCT được thực hiện kịp thời.
Bình Định: Nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ ở người cao tuổi
(LĐXH)- Nhằm thực hiện mục tiêu gắn kết các thành viên, hỗ trợ, giúp đỡ nhau để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi (NCT), thời gian qua, các câu lạc bộ (CLB) liên thế hệ tự giúp nhau ở Bình Định đã bước đầu đem lại hiệu quả tích cực, trở thành điểm tựa vững chắc đối với NCT.
Lâm Đồng: Hiệu quả từ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
(LĐXH)-Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của người dân, công tác giảm nghèo ở Lâm Đồng đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tính đến cuối năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều của tỉnh còn 5,34%. Dự kiến trong năm 2023, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 1%, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số giảm 2,5%, đạt kế hoạch đề ra.