Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Cơ sở dữ liệu về thị trường lao động - Tiền đề quan trọng để hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
03:03 PM 10/03/2025
(LĐXH) - Việc hình thành, xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động là hết sức cần thiết trong phát triển thị trường lao động và nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội là phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Luật Việc làm (sửa đổi) lần này tập trung hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp để bảo hiểm thất nghiệp trở thành công cụ quản trị thị trường lao động, phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững, từ đó quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập.

Thông tin thị trường lao động có vai trò rất quan trọng để phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển thị trường lao động, cũng như hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trở thành công cụ quản trị thị trường lao động. Hệ thống cơ sở dữ liệu này đã được cập nhật hằng năm, ở từng tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, do thiếu quy định cụ thể về chỉ tiêu thị trường lao động, chế độ báo cáo, cung cấp thông tin, dữ liệu của từng cơ quan, tổ chức nên đến thời điểm này thông tin thị trường lao động chưa có sự liên kết chia sẻ, mà còn nằm tản mát tại mỗi bộ, ngành, địa phương; chưa có nền tảng điện tử thống nhất để thu thập, tổng hợp, lưu trữ các thông tin thị trường lao động dẫn đến việc nhận diện và triển khai xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động của các tổ chức, cá nhân còn chưa thông suốt, chưa được quan tâm đầu tư phát triển ở trên toàn quốc, đây là nguyên nhân dẫn đến sự đứt gãy thông tin thị trường lao động. Cùng với đó là công tác phân tích, dự báo thị trường lao động chưa được cải thiện do thiếu nguồn dữ liệu, nhân lực hạn chế, còn phụ thuộc nhiều vào phương pháp chuyên gia và chưa được bố trí nguồn lực thực hiện…

Để chính sách bảo hiểm thất nghiệp phát huy hiệu quả cần một hệ sinh thái đồng bộ bao gồm: đào tạo kỹ năng thực tế, thông tin việc làm minh bạch và dịch vụ tư vấn nghề nghiệp chuyên sâu

Trước thực tế đó, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã đề xuất việc cung cấp đủ thông tin thị trường lao động nhằm phục vụ kết nối, chia sẻ thông tin giữa các ngành, các địa phương và có thông tin, dữ liệu phục vụ xây dựng chính sách về lao động, việc làm, dạy nghề. Cụ thể, dự thảo Luật đề xuất: bổ sung quy định về hệ thống thông tin thị trường lao động (Điều 27); Bổ sung quy định về nguồn thu thập thông tin thị trường lao động (Điều 28); Bổ sung quy định cụ thể về xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin thị trường lao động; Bộ chỉ số thống kê phát triển thị trường lao động (Điều 29); Bổ sung quy định cụ thể về các hoạt động Nhà nước hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động (Điều 33).

Với việc sửa đổi trên sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước có công cụ để quản trị, điều tiết thị trường lao động kịp thời, chính xác. Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động, từ đó góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, phát triển kinh tế, tăng thu ngân sách. Còn đối với tổ chức dịch vụ việc làm sẽ có thông tin kịp thời phục vụ tư vấn; giới thiệu việc làm; cung ứng lao động; định hướng và đào tạo phát triển kỹ năng nghề cho người lao động.

Bên cạnh đó, thông tin thị trường lao động được thu thập, cập nhật, phản ánh đầy đủ, toàn diện là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chiến lược, kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, góp phần ổn định, phát triển thị trường lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội. Nâng cao vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước trong thị trường lao động, việc làm, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Việc cung ứng dịch vụ công về việc làm có ý nghĩa rất lớn đối với cả người lao động và người sử dụng lao động nhờ việc nâng cao chất lượng và giảm được chi phí lãng phí trong tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức đào tạo, tìm kiếm thông tin, giảm chi phí khi tìm kiếm việc làm.

Việc sửa đổi, bổ sung nhóm quy định trên tại Luật Việc làm lần này cũng sẽ giúp cho các tổ chức dịch vụ việc làm, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu có được cơ chế tăng cường hợp tác công - tư trong hoạt động dịch vụ việc làm cũng như trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu. Tạo thuận lợi và chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ việc làm. Đối với người sử dụng lao động sẽ có sự thuận lợi trong việc tuyển dụng người lao động chất lượng, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Thông tin thị trường lao động đầy đủ, cập nhật, kịp thời cũng sẽ là cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Đối với người lao động sẽ có thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin lao động, việc làm, nghề nghiệp; được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia hoạt động dịch vụ việc làm trên môi trường mạng. Tạo cơ hội cho lao động ở vùng sâu, vùng xa, lao động yếu thế được tiếp cận thông tin lao động, việc làm, nghề nghiệp, từ đó, có cơ hội tìm kiếm việc làm, học nghề phù hợp khả năng, nguyện vọng.

Đăng Doanh

 

 

TAG:
Tin khác
Gia Lai tăng cường công tác phối hợp trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Gia Lai tập trung thực hiện tốt công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp điểm tựa cho lao động mất việc làm
Tiếp tục hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động
Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Trung tâm Dịch vụ việc làm Cao Bằng chủ động tham mưu, đề xuất thực hiện hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp một công cụ quản trị thị trường lao động hỗ trợ người lao động bảo vệ, duy trì việc làm, phòng tránh thất nghiệp
Sơn La: Chủ động khắc phục khó khăn thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long tập trung nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp