Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Thừa Thiên Huế: Ghi nhận tích cực từ việc triển khai Nghị quyết 68/NQ-CP
11:25 AM 27/08/2021
(LĐXH) – Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát mạnh, việc đảm bảo an sinh xã hội song song với phòng chống dịch được tỉnh Thừa Thiên Huế quyết liệt triển khai, đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ.
Linh hoạt, đúng đối tượng
Theo báo cáo của tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với cơ quan BHXH hướng dẫn các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh sớm lập hồ sơ để được giải quyết việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định. BHXH tỉnh quán triệt viên chức, nhân viên tuyệt đối không phát sinh thêm thủ tục, hồ sơ ngoài quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg; không để hồ sơ quá hạn. Trường hợp hồ sơ còn thiếu, có sai sót, cán bộ BHXH kịp thời hướng dẫn, không để tình trạng hồ sơ chuyển đi, chuyển lại nhiều lần.
Cùng với đó, BHXH Thừa Thiên Huế cũng ban hành Công văn số 648/BHXH-QLT  hướng dẫn thực hiện giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; lập, xác nhận danh sách lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương hoặc ngừng việc do đơn vị gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 tại địa phương. Đến ngày 20/7, BHXH tỉnh hoàn tất các thủ tục, gửi thông báo đến 1.633 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 113.076 lao động với số tiền tạm tính được điều chỉnh giảm vào quỹ BHTNLĐ, BNN 36 tỷ 273 triệu đồng (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022).
Công nhân ở Công ty Scavi Huế sản xuất trong điều kiện đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
Tính đến ngày 26/8/2021, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện xong việc gửi thông báo điều chỉnh mức đóng 0% vào quỹ bảo hiểm TNLĐ - BNN cho 1.633 đơn vị SDLĐ, tương ứng 113 nghìn lao động với số tiền tạm tính được điều chỉnh giảm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022) trên 36 tỷ đồng.
Đồng thời, BHXH tỉnh đã thực hiện rà soát, đối chiếu và giảm số tiền đóng vào quỹ TNLĐ - BNN là 473,438 triệu đồng cho 79.568 NLĐ ở 2.482 đơn vị; đã tiếp nhận, rà soát và xác nhận cho 23 NLĐ ở 1 đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất với số tiền là 21,8 triệu đồng; xác nhận danh sách lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, lao động ngừng việc cho 104 NLĐ ở 12 đơn vị; Xác nhận cho 379 NLĐ ở 1 đơn vị để người SDLĐ đề nghị vay vốn trả lương phục hồi sản xuất.
Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế còn hỗ trợ cho 03 đơn vị với 20 lao động với số tiền 32 triệu đồng. Tỉnh cũng tiến hành hỗ trợ 39 trẻ em là F0, F1 đang cách ly, miễn phí 100% chi phí điều trị F0, chi phí tiền ăn F0, F1 từ nguồn ngân sách của địa phương; hỗ trợ cho 638 lượt người là viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch với kinh phí trên 2,36 tỷ đồng; 47 hộ kinh doanh với kinh phí 141 triệu đồng.
Ưu triên hỗ trợ đối tượng đặc thù
Đặc biệt, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII vừa thông qua Nghị quyết quy định phân cấp nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ và chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 67,5 tỷ đồng.
Hỗ trợ nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động
Theo đó, đối tượng được hỗ trợ gồm người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) làm việc trong lĩnh vực, công việc thuộc nhóm: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, thu mua phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa bằng xe ba gác, xe thô sơ; lái xe ôm truyền thống (không tính grab, shipper), xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú, du lịch.
Ngoài ra còn có các trường hợp bị ảnh hưởng theo quy định để phòng chống dịch từ 1/5/2021- 31/12/2021, gồm: người lao động không có giao kết hợp đồng lao động thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp ở các vùng bị phong tỏa, giãn cách xã hội theo quy định của cơ quan có thẩm quyền để phòng chống dịch; tự làm hoặc làm việc tại các nhà hàng, quán ăn, điểm bán hàng đặc sản, lưu niệm dọc tuyến QL1A theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phòng chống dịch.  
Đối tượng đặc thù khác bao gồm: Các đối tượng được nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ cấp xã hội ngoài công lập; hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội.
Mức hỗ trợ đối với người lao động 1,5 triệu đồng/người/lần; riêng đối tượng tự làm hoặc làm việc tại các nhà hàng, quán ăn, điểm bán hàng đặc sản, lưu niệm dọc tuyến QL1A theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phòng chống dịch là 2 triệu đồng/người/lần; Đối với hộ dân là 1,5 triệu đồng/hộ/lần.
Thời gian thực hiện: từ 1/5/2021- 31/12/2021.
Khánh Quyên
 
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Một số khó khăn trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Bình Phước
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Hà Nội: Thị trường lao động cuối năm có nhiều chuyển biến tích cực
Sóc Trăng: Gắn kết đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo
Quảng Ninh: Đẩy mạnh các hoạt động kết nối, giải quyết việc làm cho người lao động
Tìm giải pháp nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Yên Bái thúc đẩy nhân quyền, dành nhiều sự hỗ trợ về giải quyết việc làm cho người lao động
Trung tâm Dịch vụ việc làm Sơn La: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp