Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long: Triển khai hiệu quả công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề cho lao động thất nghiệp
01:50 PM 10/04/2025
(LĐXH) - Thống kê hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 3.411 doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, trong đó số đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 1.891 đơn vị. Thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận và giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.
Người lao động làm thủ tục hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm
Trung tâm đã phối hợp thực hiện tốt công tác tuyển sinh đào tạo nghề cho người lao động, tư vấn, hỗ trợ người lao động kịp thời, nhất là thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Phối hợp tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm định kỳ gắn với chương trình “cà phê việc làm”, tăng cường công tác tư vấn đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp. Chú trọng thông tin, tuyên truyền các chế độ, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, người sử dụng lao động, nhất là việc thực hiện thông báo tình trạng việc làm, bảo lưu thời gian chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn triển khai các giải pháp hỗ trợ tư vấn, kết nối cung – cầu lao động thất nghiệp với các hình thức đa dạng như: phối hợp tổ chức thành công Ngày hội Việc làm – Giáo dục nghề nghiệp năm 2024; 06 Ngày hội việc làm cấp huyện; 05 Phiên giao dịch việc làm lưu động cấp xã. Qua đó, giúp cho người lao động có cơ hội tiếp xúc với công ty, doanh nghiệp tìm hiểu các thị trường việc làm trong và ngoài nước, góp phần đưa Trung tâm trở thành địa chỉ đáng tin cậy, là nơi gặp gỡ thường xuyên giữa người lao động và nhà tuyển dụng.
Hiện nay, Trung tâm bố trí các địa điểm tiếp nhận và giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp, gồm: Địa điểm 1: Văn phòng Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long - số 55, đường Mậu Thân, Phường 3, Tp. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Điện thoại: 02703.843.266; Địa điểm 2: Chi nhánh Hòa Phú tại Lô 10B, đường D1, Khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Điện thoại: 02703.892.288. Quan tâm kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm thất nghiệp, trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc; ngoài ra còn thuê địa điểm tại Khu công nghiệp Hòa Phú để mở Chi nhánh.
Đồng thời thực hiện tốt công tác tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trên địa bàn tỉnh, làm tốt công tác tư vấn hỗ trợ người lao động thực hiện các thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tăng cường phối hợp đào tạo nghề cho người lao động thất nghiệp, hiện nay ngoài các ngành nghề Trung tâm đào tạo, Trung tâm còn phối hợp đào tạo nghề với 04 Cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Thường xuyên giám sát các lớp đào tạo nghề cho lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhằm hỗ trợ các Cơ sở đào tạo nghề thực hiện đúng các quy định về đào tạo nghề.
Tư vấn chính sách việc làm, học nghề cho người lao động tại Ngày hội việc làm
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: tuyên truyền trên Đài phát thanh truyền hình Vĩnh Long; chuyên mục hỏi đáp chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên Báo Vĩnh Long; xây dựng bản tin bảo hiểm thất nghiệp; Tăng cường tuyên truyền trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội (Zalo, Facebook) của Trung tâm. Phối hợp với 05 đơn vị tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp và đối thoại trực tiếp với người lao động. Chú trọng công tác tư vấn nhóm cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu tìm việc làm. Thực hiện tốt việc phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bưu điện, ViettelPay, các cơ sở dạy nghề… trong giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Nhờ thực hiện tốt chính sách, trong năm 2024 số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là 10.066 người. Số người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 10.072 người. Số người chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp là 12.356 người. Số người có quyết định hỗ trợ học nghề là 1.661 người, trong đó: Số người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề là 1.661 người; số lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm là 66.185 lượt người. Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề theo quyết định là 205,7 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long cũng gặp một số khó khăn trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp như: Công tác thu hồi tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động hưởng sai quy định cũng gặp nhiều khó khăn do người lao động chết, đi lao động ở nước ngoài, bị bệnh nan y, bỏ địa phương đi làm ở xa, không liên lạc được… Phần mềm bảo hiểm thất nghiệp của Cục Việc làm bị hư hỏng không truy cập để lấy dữ liệu bảo hiểm thất nghiệp, do đó mất nhiều thời gian để xử lý, thẩm định, dự thảo hồ sơ chấm dứt, hủy hưởng,… các năm cũ, gây khó khăn cho công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Mặc dù đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động nhưng trong năm 2024 vẫn còn nhiều trường hợp không được bảo lưu thời gian chưa hưởng do người lao động chưa thực hiện đúng quy định về thông báo tình trạng việc làm, dẫn đến không được bảo lưu số tháng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong năm 2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long tập trung thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp: Kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực giải quyết bảo hiểm thất nghiệp.  Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ học nghề; giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp tại các Cơ sở đào tạo nghề. Đẩy mạnh công tác thu hồi tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động hưởng sai quy định tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Chú trọng công tác thông tin thị trường lao động để hỗ trợ cho người thất nghiệp, tổ chức có hiệu quả hoạt động các phiên giao dịch việc làm để người thất nghiệp tham gia tìm kiếm việc làm phù hợp. Ngoài ra, tập trung chú trọng nâng cao năng lực người làm công tác bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm, kỹ năng đào tạo nghề và các kỹ năng mềm khác. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người lao động khi tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp./.
Hồng Phượng
 
TAG:
Tin khác
Trung tâm Nhân lực Quốc tế Đại Việt chia sẻ kinh nghiệm phát triển lao động ngành chế biến thực phẩm
Nhà máy Z113 - Đơn vị mẫu mực trong đảm bảo ATVSLĐ
TP.HCM: Tổ chức sàn giao dịch việc làm ngành du lịch
Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng
Nibelc Group bảo vệ tốt quyền lợi người lao động Việt Nam ở nước ngoài
Hậu Giang: Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắc Lắk: Nỗ lực kết nối việc làm cho người lao động
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự và Chủ trì Hội thảo về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)
Hưng Yên: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp