An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển nghề Công tác xã hội
01:13 PM 13/08/2021
(LĐXH) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch số 260/KH-UBND thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030 nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác xã hội tại các cấp, các ngành, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng giai đoạn; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng, hiện đại và góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Mục tiêu cụ thể, từ năm 2021 đến năm 2025 phấn đấu đạt 60% số cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, các cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện, xã, phường, thị trấn và đơn vị liên quan thực hiện phân công, bố trí nhân sự làm công tác xã hội, trong đó, có ít nhất 01 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên trách, không chuyên trách với mức phụ cấp hàng tháng tối thiểu bằng mức lương cơ bản do Chính phủ quy định. Ít nhất có 50% số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trại giam, hệ thống tư pháp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội các cấp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng công tác xã hội. Đạt tối thiểu 50% số cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở khác trong quy hoạch có cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội năm 2025 tăng 20% so với năm 2020. Phấn đấu 95% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh được trợ giúp xã hội và được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp từ nguồn lực.
Các đối tượng bảo trợ xã hội tại Trung tâm nuôi dưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế
Từ năm 2026 đến năm 2030, phấn đấu đạt 90% số cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, các cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện, xã, phường, thị trấn và đơn vị liên quan thực hiện phân công, bố trí nhân sự làm công tác xã hội, trong đó, có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên trách, không chuyên trách với mức phụ cấp hàng tháng tối thiểu bằng mức lương cơ bản do Chính phủ quy định. Đạt tối thiểu 60% số cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở khác trong quy hoạch có cung cấp dịch vụ công tác xã hội; Tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội và quản lý ca tăng tối thiểu 30% so với năm 2025. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 80% số cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan. Đảm bảo và duy trì 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh được trợ giúp xã hội và được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp từ nguồn lực.
Theo đó, Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ và giải pháp liên quan đến công tác: Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội;  Phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Bên cạnh đó, triển khai rà soát, sắp xếp phân công cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên làm công tác xã hội tại các trại giam, hệ thống tư pháp, các cơ sở giáo dục, bệnh viện và các cơ sở của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó ưu tiên các lĩnh vực trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, cai nghiện ma túy, hỗ trợ phạm nhân hoàn lương và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc khác.
Ngoài ra, triển khai tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 5.000 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên làm công tác xã hội. Tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng chuyên sâu cho tối thiểu 300 cán bộ, viên chức, nhân viên về chăm sóc, phục hồi, trợ giúp đối tượng đặc thù, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và người chưa thành niên; công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp, nông thôn miền núi và một số lĩnh vực đặc thù khác. Nghiên cứu, đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển công tác xã hội, đặc biệt là công tác xã hội trong các lĩnh vực bảo trợ xã hội, cai nghiện ma túy, y tế, giáo dục, tư pháp, lao động - thương binh và xã hội. Tuyên truyền, thông tin nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về công tác xã hội. Tăng cường hợp tác, trao đổi, nghiên cứu, khảo sát mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội của tỉnh bạn và các nước trong khu vực để thúc đẩy phát triển công tác xã hội.
 Khánh Quyên
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Bình Định: Tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo
Hà Giang: Thoát nghèo trên cao nguyên núi đá Đồng Văn nhờ phát triển du lịch
Hà Nội khẩn trương thu thập dữ liệu ADN để xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
Thái Bình: Hiệu quả việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở HTX Đại Đồng
Phủ sóng thông tin giúp người dân ở Vĩnh Châu tiếp cận chính sách giảm nghèo ngày càng hiệu quả
Long Phú thực hiên hiệu quả công tác giảm nghèo
Nam Định phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 1,5% vào cuối năm 2025
Nam Định: Lan toả sâu rộng phong trào hỗ trợ nhà cho người nghèo
Chương trình “Kết nối những vòng tay” – Chủ đề Tết cho trẻ em nghèo năm 2024: Món quà yêu thương dành cho Trường Mầm non xã Diễn Yên