Hỗ trợ giúp người khuyết tật vươn lên, hoà nhập cộng đồng
Người khuyết tật ở Việt Nam ngày càng nhận được sự quan tâm, chăm sóc, trợ giúp về nhiều mặt. Tuy nhiên, để người khuyết tật tự tin hòa nhập, chủ động vươn lên trong cuộc sống, tạo việc làm cho nhóm lao động đặc thù được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các hội đoàn thể quan tâm.
Đẩy mạnh thực hiện chính sách trợ giúp xã hội
(LĐXH)- Nhờ thực hiện đồng bộ các chính sách trợ giúp xã hội đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống người dân, nhất là những đối tượng bảo trợ xã hội, người có hoàn cảnh khó khăn.
Quận Long Biên: Người dân được hỗ trợ 100% tiền đóng theo mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn khi tham gia BHXH tự nguyện
(LĐXH) - Từ tháng 8/2022 đến hết tháng 12/2025, ngoài mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và hỗ trợ theo cơ chế đặc thù của thành phố Hà Nội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn Quận Long Biên (Hà Nội) khi tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hỗ trợ thêm, nâng tổng mức hỗ trợ lên 100% trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.
Hơn 1,87 triệu người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
(LĐXH) - Với việc thực hiện đồng bộ các chính sách, thời gian qua, người cao tuổi nước ta đã được trợ giúp trên nhiều mặt như đời sống, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, qua đó sống vui, sống khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội.
Hà Nội: Chủ động huy động nguồn ngân sách địa phương phục vụ nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách
(LĐXH)- Sự tăng trưởng nguồn vốn nhận ủy thác ở Hà Nội trong thời gian qua đã thể hiện sự quan tâm rất lớn của cấp ủy, chính quyền địa phương, tập trung nguồn vốn về một đầu mối là Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
Quảng Ninh: Triển khai nhiều hoạt động điều trị rối nhiễu tâm trí cho trẻ em
Thống kê, tỉnh Quảng Ninh có khoảng 10% trẻ em bị rối nhiễu tâm trí, tự kỷ. Tuy nhiên, các cơ sở điều trị hiện có mới chỉ đáp ứng được khoảng 2%. Trước thực trạng này, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm trợ giúp các đối tượng có nhu cầu, hướng đến đảm bảo an sinh xã hội địa phương.
Vĩnh Long: Ghi nhận những kết quả trong thực hiện chính sách trợ giúp xã hội
(LĐXH) - Tỉnh Vĩnh Long đã quan tâm chỉ đạo triển khai kịp thời, hiệu quả chính sách trợ giúp xã hội, góp phần nâng cao đời sống cho đối tượng bảo trợ xã hội.
Quảng Nam: Nỗ lực thực hiện chính sách trợ giúp người khuyết tật
(LĐXH) - Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chính sách trợ giúp người khuyết tật (NKT), qua đó giúp cho đối tượng vươn lên hòa nhập với cộng đồng.
Thành phố Lạng Sơn: Trợ giúp người tâm thần, rối nhiễu tâm trí
(LĐXH) – Thành phố Lạng Sơn đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, hàng năm, 80% người tâm thần, 80% trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp kịp thời; Khoảng 90% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục…
Quyết tâm thực hiện dứt điểm chi hỗ trợ từ quỹ BHTN cho người lao động
(LĐXH) - Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp (DN) vượt qua đại dịch Covid-19, thời gian qua, BHXH Việt Nam luôn theo sát diễn biến thực tế, kịp thời triển khai các giải pháp linh hoạt nhằm hỗ trợ người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) khắc phục khó khăn, góp phần phục hồi kinh doanh, sản xuất của DN và đời sống của NLĐ, đồng thời đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT, BHTN.