An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Thành phố Lạng Sơn: Trợ giúp người tâm thần, rối nhiễu tâm trí
09:19 AM 17/08/2022
(LĐXH) – Thành phố Lạng Sơn đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, hàng năm, 80% người tâm thần, 80% trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp kịp thời; Khoảng 90% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục…
Tính đến cuối năm 2020, trên địa bàn thành phố có 960 người khuyết tật đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội thường xuyên, trong đó người khuyết tật thần kinh, tâm thần có 256 người. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tâm thần chủ yếu do bệnh tật, bẩm sinh, tai nạn, ... Số người mắc bệnh tâm thần, rỗi nhiễu tâm trí trên địa bàn đều được Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do UBND các xã, phường thành lâp, ̣ tổ chức xét và đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng theo quy định và có sổ theo dõi, cấp phát thuốc tại trạm y tế cấp xã góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Các đối tượng thần kinh, tâm thần, đại đa số đối tượng đều trong độ tuổi lao động nhưng họ không có khả năng lao động, bên cạnh đó họ còn phải có người chăm sóc quản lý, vì vậy họ còn là gánh nặng cho gia đình. Ngoài ra, một số người tâm thần sống độc thân hoặc gia đình khó khăn bị bỏ rơi không có người trông nom, quản lý nên bỏ nhà đi lang thang dẫn tới suy giảm sức khoẻ, ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, mất trật tự nơi công cộng và gây nguy hiểm đối với cộng đồng vì bản thân họ không tự làm chủ được hành vi.
Thành phố Lạng Sơn đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, hàng năm 80% người tâm thần, 80% trẻ em tự kỷ
và người rối nhiễu tâm trí được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức (Ảnh minh họa)
Để huy động sự tham gia của xã hội nhất là gia đình, cộng đồng tăng cường trợ giúp về vật chất, tinh thần, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống; sàng lọc, kịp thời phát hiện và hỗ trợ can thiệp, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí đặc biệt là trẻ em tự kỷ bị tâm thần nặng ngay từ đầu, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội đối với người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí trên địa bàn, UBND thành phố Lạng Sơn đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.
Theo đó, thành phố đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, hàng năm, 80% người tâm thần, 80% trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp kịp thời; 80% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông có khả năng, có nhu cầu được tiếp cận giáo dục; khoảng 80% người tâm thần nặng có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và 90% người tâm thần lang thang được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng luân phiên tại Cơ sở trợ giúp xã hội người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí chuyên biệt (khi tỉnh thành lập) trên địa bàn…
Trong giai đoạn 2026-2030, hàng năm khoảng 90% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí đươc ̣ tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 80% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; Khoảng 90% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục; khoảng 90% người tâm thần nặng có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và 100% người tâm thần lang thang được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng luân phiên khi có cơ sở trợ giúp xã hội người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí chuyên biệt (khi tỉnh thành lập) trên địa bàn…
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: Về trợ giúp y tế. Triển khai đầy đủ chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; chính sách bảo hiểm y tế cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; Thực hiện dịch vụ phát hiện sớm trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí; tuyên truyền, tư vấn về phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ phát hiện sớm, điều trị, trị liệu và phục hồi chức năng đối với trẻ em tự kỷ và người bị rối nhiễu tâm trí theo quy định của pháp luật; Triển khai chương trình phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng
Về Trợ giúp giáo dục. Cập nhật các văn bản chính sách về giáo dục đối với trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí, bảo đảm phổ cập giáo dục đối với trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; tham mưu thực hiện chính sách ưu đãi đối với giáo viên, nhân viên tham gia giáo dục đối với trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí trên địa bàn; Triển khai chương trình giáo dục ở các cấp học thông qua chương trình, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý tham gia giáo dục cho trẻ em tự kỷ và thanh niên rối nhiễu tâm trí; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trực tiếp dạy trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí; Phát triển hệ thống dịch vụ và mô hình giáo dục trẻ em tự kỷ, người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu đa dạng của trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí: phát hiện sớm, can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt, giáo dục trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí tại cơ sở trợ giúp xã hội, gia đình và cộng đồng, giáo dục từ xa; Rà soát, cập nhật, quản lý dữ liệu về giáo dục đặc biệt của trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí vào phần mềm quản lý hệ thống hỗ trợ giáo dục cho trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí.
Trợ giúp hướng nghiệp, lao động trị liệu, hỗ trợ sinh kế và văn hóa, thể thao. Nghiên cứu, xem xét việc xây dựng và thí điểm mô hình hướng nghiệp, tổ chức lao động trị liệu cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; Tổ chức các mô hình câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa và thể thao phù hợp cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; kinh phí; Xây dựng mô hình hỗ trợ sinh kế đối với gia đình có người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; xây dựng mô hình hỗ trợ gia đình có người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí khởi nghiệp; Ưu tiên gia đình có người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí được vay vốn ưu đãi để tạo việc làm và mở rộng việc làm…/.
Minh Cảnh
TAG:
Tin khác
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng
Thị xã Phú Thọ sâu tình nặng nghĩa với người có công
Thái Nguyên: Phát huy hiệu quả nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần, phân biệt đối xử với trẻ em và trẻ em khuyết tật