Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Xu hướng, qui mô và một số kiến nghị để chính thức hóa việc làm phi chính thức
02:29 PM 09/03/2020
(LĐXH) Việc làm phi chính thức luôn tồn tại như một thực tế khách quan. Điều này xảy ra giống như các nước đang phát triển trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam là nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, mức độ phát triển thị trường lao động ở mức trung bình, và ảnh hưởng của cách mạng công nghệ số diễn ra mạnh mẽ.
Khu vực kinh tế phi chính thức (KTPCT) được định nghĩa là khu vực hoạt động của tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh không có tư cách pháp nhân, sản xuất ít nhất một hoặc một vài sản phẩm và dịch vụ để bán hoặc trao đổi, không đăng kí kinh doanh (không có giấy phép kinh doanh). Ở Việt Nam chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, các tổ hợp tác…
Khu vực kinh tế phi chính thức có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động bao gồm cả nhóm lao động yếu thế trong xã hội. Ở Việt Nam, số liệu thống kê về quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức còn khác nhau, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) dự tính, quy mô khu vực kinh tế phi chính thức ở khoảng 30% GDP. Dù con số cụ thể là bao nhiêu cũng không thể phủ nhận các hoạt động kinh tế phi chính thức ở Việt Nam đang diễn ra hết sức phức tạp. Hoạt động kinh doanh cá thể quy mô nhỏ rất sôi động, đang len lỏi ở mọi khu phối, ngõ ngách, có mặt trong hầu hết các hoạt động thường nhật của cuộc sống kinh tế - xã hội.
Việc làm phi chính thức là việc làm không có bảo hiểm xã hội (đặc biệt là bảo hiểm xã hội bắt buộc) và không có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên. Ở Việt Nam hầu hết các việc làm thuộc khu vực KTPCT được coi là việc làm phi chính thức.
Lao động phi chính thức được định nghĩa là lao động có việc làm phi chính thức. Theo khái niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) được thông qua tại Hội nghị Quốc tế Các nhà thống kê lao động lần thứ 17, lao động phi chính thức phi nông nghiệp bao gồm các loại công việc sau đây:
(1)   Lao động tự làm trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của chính họ thuộc khu vực kinh tế phi chính thức (ô 3).
(2)   Người chủ làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của chính họ thuộc khu vực kinh tế phi chính thức (ô 4).
(3)   Lao động gia đình, không kể họ làm việc trong đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế chính thức hay khu vực kinh tế phi chính thức (ô 1 và ô 5).
(4)   Xã viên của hợp tác xã thuộc khu vực kinh tế phi chính thức (ô 8).
(5)   Lao động làm thuê với công việc phi chính thức trong các đơn vị sản xuất kinh doanh chính thức (ô 2), lao động làm thuê trong cácđơn vị sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế phi chính thức (ô 6), hay lao động làm thuê công việc gia đình trong các hộ gia đình (ô 10).
(6)   Người tự làm tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ dùng cho nhu cầu tự tiêu dùng của chính hộ gia đình họ (ô 9).

Khung khái niệm về lao động phi chính thức của ILO

         

 

Khu vực

Vị thế việc làm

Lao động tự làm

Chủ cơ sở

Lao động gia đình

Làm công ăn lương

Xã viên HTX

Phi chính thức

Chính thức

Phi chính thức

Chính thức

Phi chính thức

Phi chính thức

Chính thức

Phi chính thức

Chính thức

Khu vực chính thức

 

 

 

 

1

2

 

 

 

Khu vực phi chính thức (a)

3

 

4

 

5

6

7

8

 

Khu vực Hộ (b)

9

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

Xu hướng và qui mô việc làm phi chính thức
Theo Báo cáo kinh tế xã hội năm 2019 của Tổng cục Thống kê (TCTK), tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản ước tính là 54,6%, giảm 1,6% so với năm 2018 (56,2%). Xu hướng trong 5 năm 2014 đến 2019 thì tỷ lệ này giảm từ 58,8% xuống còn 54,6%, nghĩa là mỗi năm giảm trung bình 0,84%. Tỷ lệ của Việt Nam cũng gần bằng Thái lan (năm 2018 là 55,3%), cao hơn Brunei (46,7%), và thấp hơn Cam bodia (60,2%), Lào (82,7%), Myanmar (83%).
Những lao động khu vực phi chính thức có tiền lương thấp
và thuộc nhóm có việc làm dễ bị tổn thương
Theo báo cáo Phi chính thức của TCTK, quy mô của lao động phi chính thức ở nước ta khá lớn với trên 18 triệu người và chiếm 57,2% tổng số lao động phi nông nghiệp. Xét về mặt tổng số thì lao động có việc làm chính thức và phi chính thứcđều có xu hướng tăng, nhưng theo ngành kinh tế thì lao động làm nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm (giảm từ 24,0 triệu người năm 2014 xuống còn khoảng 20 triệu người năm 2019). Khoảng 60% lao động phi chính thức tập trung ở khu vực nông thôn nơi có nhiều làng nghề truyền thống và các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, các tổ hợp tác.
Theo phân chia vùng địa lý, những vùng tập trung dân cư cũng là nơi tập trung nhiều lao động phi chính thức nhất, cụ thể: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung và Vùng Đồng bằng sông Hồng. Ngược lại,  các Vùng như Trung du miền núi phía Bắc và Tây nguyên có dân số ít,lao động chủ yếu làm nông, lâm nghiệp, ngành nghề không đa dạng nên tỷ trọng lao động phi chính thức khá thấp. Thủ đô  Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố lớn và cũng là hai trung tâm kinh tế - chính trị có số lao động phi chính thức lớn nhất, chiếm trên 20% tổng số lao động phi chính thức của cả nước.
Phần lớn lao động phi chính thức làm việc trong 3 nhóm ngành là “Công nghiệp chế biến, chế tạo”; “Xây dựng” và nhóm “Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy”. Tỷ trọng lao động phi chính thức của 3 ngành này chiếm tới gần 70% tổng số lao động phi chính thức. Tiếp theo là nhóm ngành “Dịch vụ lưu trú và ăn uống” cũng chiếm tỷ trọng khá lớn với khoảng 11%.
Đặc trưng của lao động phi chính thức
Tỷ lệ lao động phi chính thức so với tổng số lao động cao ở nhóm tuổi thanh niên (tuổi từ 15 -24) chiếm 60,2% và nhóm từ 55 tuổi trở lên(chiếm 74,4%).
Tỷ lệ qua đào tạo của lao động phi chính thức là khá thấp 14,8% thấp hơn mức chung của lao động có việc làm của toàn bộ nền kinh tế 5,7%, và thấp hơn so với lao động chính thức là 17,4%. Trong số các lao động phi nông nghiệp không có trình độ chuyên môn kỹ thuật thì lao động có việc làm phi chính thức chiếm đến 71,9%.
- Trên 6,4 triệu lao động phi chính thức(tương ứng 35,6%) làm nghề “Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng” và trên 5,3 triệu lao động phi chính thức(tương ứng 29,8%) làm nghề “Thợ thủ công và các thợ có liên quan”, 18% lao động phi chính thức là “Lao động giản đơn", các nhóm nghề còn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Trong tổng số lao động phi chính thức có 14,9 triệu lao động (tương ứng 82,7%) làm việc trong các hộ sản xuất kinh doanh hoặc cá nhân làm tự do.
Toàn quốc có 53,4% lao động phi chính thức là lao động làm công ăn lương (tương ứng 9,6 triệu người), có 32,1% (tương ứng 5,8 triệu người) là lao động tự làm và 11,8% (tương ứng 2,2 triệu người) là lao động gia đình.
- Có đến 43,9% lao động phi chính thức được xếp vào nhóm lao động có việc làm dễ bị tổn thương (trong đó 32,1% là lao động tự làm và 11,8% là lao động gia đình không được trả lương) trong khi đó chỉ có 14,0% lao động chính thức được xếp vào nhóm này.
 Nữ giới có xu hướng làm các công việc dễ bị tổn thương hơn nam giới. Có 31,8% lao động phi chính thức nam giới được xếp vào nhóm lao động có việc làm dễ bị tổn thương trong thì con số này ở nữ giới lên tới 59,6%. Số giờ làm việc của lao động phi chính thức làm công ăn lương là 49,2 giờ/tuần,cao hơn 02 giờ so với lao động chính thức làm công ăn lương (47,2 giờ/tuần) và cao hơn số giờ làm việc theo quy định(48 giờ/tuần).
Tiền lương thấp, thuộc nhóm có việc làm dễ bị tổn thương
Tiền lương bình quân tháng của lao động phi chính thức thấp hơn của lao động chính thức ở tất cả các vị thế việc làm. Tiền lương bình quân của nhóm lao động chính thức vào khoảng 6,7 triệu đồng/tháng, tiền lương bình quân của nhóm lao động phi chính thức chỉ bằng hơn một nửa con số đó (4,4 triệu đồng/tháng). Trong khi chỉ có 1,7 % lao động chính thức không được ký hợp đồng lao động thì có tới 76,7% số lao động phi chính thức làm việc mà không có bất cứ một hợp đồng lao động bằng văn bản nào liên quan đến công việc đang làm, cụ thể hợp đồng thỏa thuận miệng (62,1%) và không có bất cứ một thỏa thuận nào (14,6%).
Hầu hết lao động phi chính thức không có bảo hiểm xã hội (97,9%), chỉ có 0,2% được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn lại 1,9% đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong khi đó, tỷ lệ lao động chính thức có bảo hiểm xã hội bắt buộc lại rất cao (80,5%).
Hầu hết lao động khu vực phi chính thức không có bảo hiểm xã hội
Một số khuyến nghị và đề xuất
Khu vực phi chính thức đã có thành tích giảm từ 2014-2019 do các nguyên nhân sau:
-   Tăng trưởng kinh tế mức tương đối cao, sự gia tăng khu vực chính thức đều đặn;
-   Chương trình cải cách thủ tục hành chính làm cho người dân được giảm phiền hà, sách nhiễu,…
-   Ý thức người lao động được nâng lên nhờ phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước;
-  Cách mạng công nghệ số đã ảnh hưởng sâu rộng đến người dân tiếp cận thông tin;
- Sự vào cuộc của các cơ quan Chính phủ, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trong việc giúp đỡ cộng đồng xã hội, đặc biệt là những người thuộc nhóm yếu thế có hoàn cảnh khó khăn, bị thiên tai, bệnh tật…
Tuy vậy, cũng cần khẳng định rằng qui mô khu vực phi chính thức là khá cao trong khu vực và trên thế giới, chúng ta cần phải giảm hơn trong thời gian tới. Do vậy, chúng ta cần có kế hoạch hành động để chuyển đổi việc làm phi chính thức thành việc làm chính thức.
Trên cơ sở nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm quốc tế, chúng ta cần thực hiện một số hoạt động chính như sau:
   - Thừa nhận khu vực phi chính thức bằng  văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động 2019, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Luật An toàn, vệ sinh lao động, … nhằm tìm ra những hạn chế, thiếu hụt về mặt chính sách đối với vấn đề việc làm phi chính thức hiện nay ở Việt Nam; từ đó có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời để thúc đẩy quá trình chính thức hóa việc làm;
- Thúc đẩy cải cách hành chính cùng với sự áp dụng công nghệ số để loại bỏ những phiền hà không cần thiết cho người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và cơ quan nhà nước có thể quản lý được;
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cán bộ, người lao động, người chủ sử dụng lao động về việc làm phi chính thức tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nhanh quá trình chính thức hóa việc làm;
- Đối với người lao động: cải cách các chính sách, quy định về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, hưu trí, mức lương tối thiểu,… theo hướng đảm bảo sự công bằng, phù hợp với các nhóm đối tượng đặc thù là người lao động phi chính thức. Các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc làm phi chính thức và quyền lợi lao động cùng với một số biện pháp khác cũng cần được tập trung thực hiện trong thời gian tới.
-  Đối với người sử dụng lao động, bên cạnh các biện pháp nhằm giảm chi phí tham gia vào khu vực chính thức cho người sử dụng lao động, cần có các hoạt động cụ thể để họ thấy được lợi ích của việc tham gia vào khu vực phi chính thức như: chính sách cắt giảm thuế, tạo môi trường đăng kí kinh doanh thuận lợi, giảm số lần thanh tra, giám sát và các thủ tục rườm rà, không cần thiết, … Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động về pháp luật lao động, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động và có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những cơ sở vi phạm.
-  Đối với các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác, tập trung rà soát, sửa đổi chính sách liên quan đến việc làm phi chính thức theo hướng hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chính thức hóa việc làm. Bên cạnh đó, cần có các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu đã đặt ra theo từng giai đoạn, khu vực, nhóm ngành, nhóm lao động đặc thù để đạt được hiệu quả cao trong việc khuyến khích chính thức hóa việc làm phi chính thức./.

Khánh Linh

TAG:
Tin khác
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Kiên Giang tập trung thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thành phố Thái Nguyên: Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại Ngày hội việc làm năm 2024
Cà Mau: Giải quyết việc làm cho hơn 42.000 lao động trong 9 tháng đầu năm 2024
Hội thao kỹ thuật cấp cứu mỏ: Duy trì tác phong cứu hộ chuyên nghiệp và kỷ luật