An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Chủ động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
11:02 AM 24/02/2025
(LĐXH) - Các cấp, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động, kiểm soát tốt và giảm thiểu tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN), góp phần tạo môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho người lao động.
Với chức năng quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong phạm vi cả nước, năm 2024, Cục An toàn lao động đã tham mưu xây dựng trình Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trình Ban Bí thư ban, Chính Phủ hành Chỉ thị 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ATVSLĐ và Kế hoạch thực hiện Chỉ thị. Đồng thời, tham mưu cấp trên ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện tốt công tác ATVSLĐ. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị phổ biến, tuyên truyền chỉ đạo triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình sản xuất, kinh doanh.       
Công tác thông tin tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ được đẩy mạnh. Hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ, cả nước đã tổ chức gần 1.600 cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về ATVSLĐ, thi an toàn, vệ sinh viên giỏi, thu hút gần 240.000 lượt người lao động và quần chúng nhân dân tham gia (tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2023). Các cuộc thi được tổ chức theo cả 2 hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp, như: Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ, thành phố Đà Nẵng, Bình Định, Long An, Bình Phước, Khánh Hòa... tổ chức Hội thi An toàn, vệ sinh viên giỏi; tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội thi ATVSLĐ - Phòng, chống cháy nổ. Các địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên hơn 7.000 nạn nhân và gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN.
Nhiều doanh nghiệp quan tâm cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Đến hết năm 2024, có khoảng 4 triệu người được huấn luyện mới và huấn luyện định kỳ về công tác ATVSLĐ. Tính riêng trong quý II/2024, cả nước có 835.000 lượt người được huấn luyện ATVSLĐ, trong đó huấn luyện cho đối tượng người lao động trong khu vực không có hợp đồng lao động là hơn 3.300 lượt người. Một số địa phương triển khai tốt như: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Hà Nội, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Quảng Bình
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ cũng được tăng cường. Trong năm, Thanh tra chuyên ngành ATVSLĐ đã thực hiện thanh tra tại 61/62 đơn vị, doanh nghiệp (01 đơn vị tại thời điểm thanh tra đã dừng hoạt động). Kết quả thanh tra đã đưa ra 65 kiến nghị đề nghị đơn vị, doanh nghiệp thực hiện; xử phạt vi phạm hành chính 10 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng và các tỉnh: Hải Dương, Phú Yên, Vĩnh Phúc với tổng số tiền 567 triệu đồng. Cục An toàn lao động cũng đã tham mưu Ban Chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương ban hành Công văn số 2041/BCĐTƯ-CATLĐ ngày 16/5/2024 gửi các bộ: Xây dựng, Công thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc chủ động thành lập các đoàn công tác để kiểm tra công tác ATVSLĐ trong Tháng hành động năm 2024.
Tính riêng trong Quý II/2024, toàn quốc tổ chức gần 15.000 cuộc thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra. Trong đó, có gần 3.000 doanh nghiệp được cơ quan chức năng thanh, kiểm tra (tăng 10% số đơn vị được thanh tra, kiểm tra so với cùng kỳ năm 2023). Các cuộc thanh tra, kiểm tra tập trung vào việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ; việc sử dụng, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Hoạt động tự kiểm tra về ATVSLĐ cũng được các địa phương, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, đã có hơn 12.000 cuộc tự kiểm tra được tiến hành, qua đó có gần 28.600 nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ được phát hiện và có hơn 10.500 nội quy, quy trình làm việc an toàn đã được các doanh nghiệp xây dựng, ban hành và niêm yết tạt nơi làm việc.
Thời gian qua, các doanh nghiệp cũng đã quan tâm, đầu tư cho công tác ATVSLĐ, như: Kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ làm công tác ATVSLĐ; Quan tâm đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc, tăng năng suất lao động, bảo đảm an toàn trong sản xuất; Đảm bảo các chế độ, chính sách đối với người lao động như: khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; bồi thường, trợ cấp TNLĐ, BNN... nhờ đó, điều kiện làm việc của người lao động ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao.../.
Minh Hưng
TAG:
Tin khác
Ghi nhận ở Trung tâm Dịch vụ việc làm Đà Nẵng
Nhiều doanh nghiệp tại Bình Dương có 100% lao động trở lại làm việc sau Tết
TPHCM: Hơn 50.000 vị trí việc làm đang chờ người lao động
Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi: Đảm bảo không bị thiếu hụt lao động sau Tết
2 công việc ngồi nhà cũng kiếm khủng được ưa chuộng nhất
Hơn 18.400 lượt người được Trung tâm Dịch vụ TP.HCM tư vấn tư vấn, giới thiệu việc làm
TP.HCM: Công nhân viên chức, người lao động đã trở làm việc ổn định
Long An quan tâm thực hiện công tác đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm  cho người lao động bị thu hồi đất
Sau 31/3/2025 không quyết toán thuế TNCN bị phạt thế nào?