Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Tổng kết dự án phát triển thị trường lao động và việc làm giai đoạn 2016 – 2020
03:05 PM 07/12/2020
(LĐXH) - Nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động trong Dự án và định hướng các nội dung trong Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020, ngày 7/12/2020 tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Tổng kết dự án phát triển thị trường lao động và việc làm giai đoạn 2016 – 2020.

Tham dự và chủ trì hội nghị, có Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cùng đại biểu đến từ các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Trung tâm DVVL khu vực phía Bắc, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh...
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp, đẩy mạnh hỗ trợ tạo việc làm và phát triển thị trường lao động, ngày 20/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020, bao gồm 03 Dự án, trong đó Dự án phát triển thị trường lao động và việc làm được Bộ giao Cục Việc làm chủ trì.

Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu khai mạc Hội nghị

Với mục tiêu thúc đây phát triển thị trường lao động; nâng cao hiệu quả kết nỗi cung cầu lao động; hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động, qua 5 năm thực hiện Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về việc làm, đặc biệt về phát triển thị trường lao động với nhiều kết quả tích cực như: Đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cho 11 Trung tâm dịch vụ việc làm (trong đó có 07 Trung tâm dịch vụ việc làm ngành Lao động Thương binh và Xã hội và 04 Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm kiểu mẫu của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh); tăng cường, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm từ sàn, phiên giao dịch việc làm trực tuyến, lưu động, ngày hội việc làm (theo báo cáo của các tỉnh/thành phố, trung bình mỗi năm đã tô chức hơn 1600 phiên giao dịch việc làm, bình quân mỗi phiên giao dịch đã thu hút được từ 25-30 doanh nghiệp; khoảng 350-450 người lao động tham gia; số lao động tìm được việc làm qua các phiên giao dịch việc làm chiếm khoảng 3540% số lao động đăng ký tư vẫn việc làm); tổ chức thu thập và cập nhật cơ sở dữ liệu về Cung cầu lao động với thông tin của trên 20 triệu hộ gia đình và gần 400 nghìn doanh nghiệp được cập nhật hàng năm; bước đầu đã có sự kết nối thông tín thị trường lao động từ Trung ương tới địa phương cũng như giữa các địa phương, giữa các vùng với nhau...; tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên, thanh niên; giới thiệu việc làm thành công cho hàng chục nghìn thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số....

Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm  phát biểu tại Hội nghị

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng tồn tại một số hạn chế nhất định: nguồn vốn bố trí thấp, cơ chế quản lý còn bộc lộ những tổn tại trong việc theo đõi, đảm bảo nguồn kinh phí được thực hiện đúng mục tiêu; hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện; năng lực phân tích, dự báo thị trường lao động chưa đáp ứng yêu cầu; các hoạt động giao dịch việc làm chậm ứng dụng công nghệ thông tin...
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhấn mạnh, ý kiến đóng góp của đại biểu đến từ các Bộ ngành, địa phương là những thông tin quý báu giúp cho Bộ tiếp tục hoàn thiện báo cáo tổng kết Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất các dự án, hoạt động trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025 mà Bộ đang trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư.
Bàn điều hành Hội nghị 
Trong giai đoạn tới, cách mạng công nghiệp 4.0 tiếp tục diễn ra mạnh mẽ; Việt Nam ngày càng chủ động, tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với những quy chuẩn, tiêu chuẩn về lao động, việc làm; các nên tảng số đã và đang thay đổi mọi mặt của nền kinh tế xã hội, tác động trực tiếp tới việc hình thành những quan hệ lao động mới, việc làm phi truyền thống: thị trường lao động ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia, một khu vực, phân công lao động diễn ra trên phạm vi toàn cầu; trong nước, quy mô lao động lớn nhưng chất lượng nguồn lao động còn hạn chế, việc làm phi chính thức, già hóa dân số, việc làm bền vững trong mối quan hệ tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu ... đã và đang đặt ra những thách thức, nhiệm vụ nặng nề trong nâng cao nãng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về việc làm.    

Ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làmbáo cáo tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện dự án

Phát triển thị trường lao động và việc làm giai đoạn 2016 – 2020

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận việc đánh giá kết quả thực hiện Dự án Phát triển thị trường lao động và việc làm giai đoạn 2016-2020; chia sẻ những kinh nghiệm hay, mô hình tốt cũng như những khó khăn, hạn chế. Đồng thời, thảo luận về định hướng các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động và việc làm giai đoạn 2021-2025.
Vừa qua, Dự thảo Đề án hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 đã nhận được ý kiến tham gia của các Bộ, ngành liên quan; các tỉnh, thành phố; các chuyên gia trong và ngoài nước, thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo và đóng góp ý kiến trực tiếp và bằng văn bản. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đăng tải dự thảo Đề án trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.

Ông Phạm Ngọc Khánh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Quảng Ninh trình bày Tham luận tại Hội nghị

Đến nay, dự thảo Đề án hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 đã được hoàn thiện, cơ bản tiếp thu và chỉnh lý theo ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Mục tiêu tổng quát của Đề án là  thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động để tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và vận hành đồng bộ, thông suốt thị trường lao động; góp phần huy động và phân bổ, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, có sự kết nối các thị trường với nhau, thị trường lao động trong nước với thị trường lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thành phố Hà Nội trình bày Tham luận tại Hội nghị

Mục tiêu cụ thể của Đề án đề xuất các chỉ tiêu cụ thể, chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030, các chỉ tiêu của giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Các chỉ tiêu trọng tâm gồm: (1) Tăng đáng kể số lao động có các kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động để có việc làm tốt và làm chủ doanh nghiệp; (2) Tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả nam và nữ, bao gồm cả thanh niên, người khuyết tật và thù lao ngang bằng đối với các loại công việc như nhau; (3) Giảm đáng kể tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc đào tạo, chủ động thực hiện hiệu quả Hiệp ước việc làm toàn cầu của ILO; (4) Bảo vệ quyền lao động, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho tất cả người lao động, đặc biệt là lao động làm trong khu vực phi chính thức; (5) Hình thành và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia có sự chia sẻ thông tin, dữ liệu liên thông trên toàn quốc và giữa các vùng, các quốc gia.

Quang cảnh Hội nghị

Phạm vi của đề án tập trung vào các hoạt động nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng lao động, phát triển việc làm, kết nối cung - cầu lao động và vấn đề quản trị, vận hành thị trường lao động. Nội dung không đề cập đến các nội dung phát triển kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và phát triển tổng thể về nguồn nhân lực (giáo dục đào tạo, sức khỏe, y tế).

Hà Giang

TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Kiên Giang tập trung thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thành phố Thái Nguyên: Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại Ngày hội việc làm năm 2024
Cà Mau: Giải quyết việc làm cho hơn 42.000 lao động trong 9 tháng đầu năm 2024
Hội thao kỹ thuật cấp cứu mỏ: Duy trì tác phong cứu hộ chuyên nghiệp và kỷ luật