Tiền lương
Trang chủ / Lao động / Tiền lương
Quảng Ngãi đẩy mạnh đối thoại để hạn chế tranh chấp lao động và đình công
10:30 AM 26/05/2023
(LĐXH)- Thời gian qua, cùng với việc tập trung xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ phù hợp tình hình mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, tỉnh Quảng Ngãi còn đẩy mạnh đối thoại để hạn chế tranh chấp lao động và đình công.
Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, dân số gần 1,3 triệu người. Đến cuối tháng 3 năm 2023, trên địa bàn tỉnh có hơn 6.500 doanh nghiệp đang hoạt động, với hơn 120.000 lao động. Trong đó, số doanh nghiệp sử dụng từ 500 lao động trở lên có 46 doanh nghiệp, chiếm 0,7% số doanh nghiệp hoạt động; số doanh nghiệp sử dụng từ 100 lao động trở lên có 145 doanh nghiệp, chiếm 2,23%. Tỉnh có gần 70.000 lao động đang hoạt động trong doanh nghiệp các khu công nghiệp, khu kinh tế; gần 300 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở, với gần 75.000 người lao động tham gia công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp.
Thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới, thời gian qua, Sở Lao động – Quảng Ngãi thường xuyên phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn quy trình đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tập trung vào những nội dung về việc làm, tiền lương, tiền thưởng, điều kiện làm việc và các chế độ phúc lợi khác theo các quy định của pháp luật hiện hành; hỗ trợ doanh nghiệp trong giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của người lao động, tạo điều kiện chủ sử dụng lao động xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp.
Tỉnh Quảng Ngãi thường xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp và người lao động để hạn chế tình trạng đình công, lãn công
Trong đó, chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn ở địa phương, thực hiện chức năng đại diện trong đối thoại, thương lượng tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Hướng về cơ sở theo dõi nắm bắt tình hình tư tưởng, diễn biến, tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, người lao động; bám sát tình hình quan hệ lao động trước trong và sau tết, nắm bắt việc chi trả lương thưởng; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan kịp thời có giải pháp ổn định tình hình, không để xảy ra ngừng việc, phát sinh điểm nóng tại cơ sở, nhất là những vấn đề liên quan đến tiền lương, tiền thưởng, quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp…
Tỉnh Quảng Ngãi cũng xác định, việc tổ chức thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể, sẽ góp phần nâng tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể của các doanh nghiệp. Nhờ đó, những nội dung chính trong thỏa ước, việc thực hiện thỏa ước được thực hiện đảm bảo theo quy định của Bộ luật Lao động và đáp ứng yêu cầu trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp. Đồng thời, việc mở rộng các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp ngành và nhiều doanh nghiệp đã góp phần từng bước xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
Đặc biệt, cùng với việc tập trung xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ phù hợp tình hình mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, tỉnh Quảng Ngãi còn đẩy mạnh đối thoại để hạn chế tranh chấp lao động và đình công.
Theo báo cáo của Sở Lao động – Quảng Ngãi, tỉnh từ năm 2020 đến nay, mỗi năm có gần 100 cuộc đối thoại trong các loại hình doanh nghiệp (trong đó có 04 cuộc đối thoại đột xuất). Nội dung chính đưa ra đối thoại là tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện hợp đồng lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng môi trường, điều kiện làm việc. Có gần 140 doanh nghiệp ngoài Nhà nước tổ chức hội nghị người lao động, 128 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn và có thoả ước lao động tập thể.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chỉ xảy ra một số vụ khiếu nại cá nhân (mỗi năm có khoảng hơn 10 vụ), nội dung khiếu nại cá nhân chủ yếu là việc chấm dứt hợp đồng lao động, nợ đọng bảo hiểm xã hội dẫn đến việc chậm giải quyết các chế độ cho người lao động. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan giải quyết thỏa đáng, không để kéo dài tranh chấp làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể, đình công, lãn công…
Có thể nói, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới ở Quảng Ngãi đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và chỉ đạo tổ chức triển khai, phát huy sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới. Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ tại các doanh nghiệp. Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối chính sách pháp luật về quan hệ lao động được đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực về ý thức tôn trọng pháp luật lao động đối với chủ doanh nghiệp và người lao động.
Thời gian tới, tỉnh Quảng Ngãi sẽ sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp tổ chức thương lượng tập thể, ký kết thoả ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động. Đẩy mạnh công tác phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể.

Chí Tâm

TAG: đối thoại tranh chấp đình công
Tin khác
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Hà Nội: Thị trường lao động cuối năm có nhiều chuyển biến tích cực
Sóc Trăng: Gắn kết đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo
Quảng Ninh: Đẩy mạnh các hoạt động kết nối, giải quyết việc làm cho người lao động
Tìm giải pháp nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Yên Bái thúc đẩy nhân quyền, dành nhiều sự hỗ trợ về giải quyết việc làm cho người lao động
Trung tâm Dịch vụ việc làm Sơn La: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Một số khó khăn và nguyên nhân khi thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp ở Sơn La