Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Quảng Nam chi trả tiền hỗ trợ gần 100.000 lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
02:28 PM 28/10/2021
(LĐXH)- Theo báo cáo ngày 27/10 của UBND tỉnh Quảng Nam, thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg, đến nay, toàn tỉnh đã chi tiền hỗ trợ cho 97.679 lao động với số tiền 228,156 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 76,6% số người và 76% số tiền so với dự kiến hỗ trợ.
Thực hiện chính sách hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, tỉnh Quảng Nam có 3.146 đơn vị được giảm mức đóng, tương ứng với 125.973 lao động; tổng số tiền (tạm tính) được giảm mức đóng 12 tháng (từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/9/2022) là gần 73,594 tỷ đồng; đạt tỷ lệ 100% số đơn vị, số lao động, số tiền dự kiến hỗ trợ. Đến nay, tỉnh đã thực hiện chi tiền hỗ trợ cho 97.679 lao động với 228,156 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 76,6% số người và 76% số tiền so với dự kiến hỗ trợ; trong đó, người lao động đang tham gia tại đơn vị là 88.115 lao động với số tiền gần 210 tỷ đồng, người lao động đã nghỉ việc là 9.564 lao động với kinh phí hơn 18,41 tỷ đồng.
Tỉnh Quảng Nam đã có 97.679 người lao động được nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Đối với kết quả thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ gần 52,569 tỷ đồng; phê duyệt kinh phí hỗ trợ theo Nghị quyết số 45/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về hỗ trợ người lao động không giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do), một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và hỗ trợ chi phí có liên quan cho các đối tượng cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí gần 16 tỷ đồng.
Cụ thể, về Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cơ quan Bảo hiểm xã hội thông báo giảm mức đóng đối với 3.012 đơn vị, doanh nghiệp, tương ứng với 127.517 lao động trong 12 tháng với số tiền gần 42 tỷ đồng, đạt 100% số đơnvị, doanh nghiệp đủ điều kiện giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Về chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, Quảng Nam có 02 doanh nghiệp với 31 lao động được tạm dừng đóng với số tiền gần 215 tỷ đồng.
Đối với chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa phát sinh hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
Thực hiện Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương tỉnh dã ban hành Quyết định phê duyệt hỗ trợ 1.082 lao động với số tiền trên 2,752 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 36% số lao động và 32,7% số tiền so với dự kiến. Hỗ trợ thêm đối với phụ nữ đang mang thai, lao động đang nuôi con, chăm sóc trẻ em thay thế chưa đủ 06 tuổi: 595 người lao động và trẻ em với số tiền 595 triệu đồng.
Về chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc, đã ban hành Quyết định phê duyệt hỗ trợ 73 lao động với số tiền 73 triệu đồng, đạt tỷ lệ 4% số lao động và 4% số tiền so với dự kiến. Hỗ trợ thêm đối với phụ nữ đang mang thai, lao động đang nuôi con, chăm sóc trẻ em thay thế chưa đủ 06 tuổi cho 25 người lao động và trẻ em với số tiền 25 triệu đồng.
Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp đã ban hành Quyết định phê duyệt hỗ trợ 32 lao động với số tiền 118,72 triệu đồng, đạt tỷ lệ 3,2% số lao động và 3% số tiền so với dự kiến. Hỗ trợ thêm đối với phụ nữ đang nuôi con, chăm sóc trẻ em thay thế chưa đủ 06 tuổi cho 14 trẻ em với số tiền 14.000.000 đồng.
Về chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế, tỉnh đã hỗ trợ 2.149 người đang điều trị COVID-19 (F0), người cách ly y tế (F0), số tiền 741.620.000 đồng, đạt tỷ lệ 107% số lao động và 33% số tiền so với dự kiến. Hỗ trợ thêm trẻ em dưới 16 tuổi là F0, F1 cho 184 trẻ em, số tiền 184 triệu đồng, đạt tỷ lệ 33% số trẻ em và 37% số tiền so với dự kiến.
Thực hiện chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV và hướng dẫn viên du lịch tỉnh đã hỗ trợ 150 hướng dẫn viên du lịch với số tiền 556,5 triệu đồng, đạt tỷ lệ 45% số lao động và 45% số tiền so với dự kiến. Riêng hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật, đến thời điểm hiện nay chưa phát sinh hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh, tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt hỗ trợ 876 hộ với số tiền 2,628 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 87% số hộ và 87% số tiền so với dự kiến.
Về chính sách vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, đến ngày 25/10/2021, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã cho 07 doanh nghiệp vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất với tổng số tiền trên 1,207 tỷ đồng; trong đó, hỗ trợ 04 doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc cho 144 lao động, số tiền 564,48 triệu đồng; hỗ trợ 02 doanh nghiệp vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất cho 63 lao động, số tiền 246,96 triệu đồng; hỗ trợ 01 doanh nghiệp vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất cho người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho 101 lao động, số tiền gần 396 triệu triệu đồng.
Đối với chính sách hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và các đối tượng đặc thù khác, tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt hỗ trợ cho 6.017 lao động tự do với số tiền gần 9,323 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 60% số người và 62% kinh phí dự kiến. Hỗ trợ 7.686 người cách ly tập trung với số tiền trên 6,655 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 76,9 % số người và 66,5% kinh phí dự kiến sẽ hỗ trợ.
Theo đánh giá của UBND tỉnh Quảng Nam, để đạt được kết quả như trên là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; sự tham mưu triển khai thực hiện kịp thời của các Sở, ban, ngành, cho nên chính sách hỗ trợ đã kịp thời đến với người dân, người lao động, người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ được chú trọng, tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức. Chính vì vậy, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đã góp phần giúp người lao động, người sử dụng lao động giảm bớt khó khăn do đại dịch COVID-19, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp...

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo