Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Quảng Bình hỗ trợ lao động tự do bị ảnh hưởng bởi đại dịch 1,5 triệu đồng/người
03:19 PM 07/08/2021
(LĐXH)- UBND tỉnh Quảng Bình vừa ra quyết định quy định chính sách hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn.
Đối tượng áp dụng là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) đang cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình bị nghỉ việc, ngừng việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày liên tục trở lên, trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 để phòng, chống dịch COVID-19.
(ảnh minh họa)
Cụ thể, người lao động tự do làm các nghề, công việc sau đây: thu gom phế liệu, bốc vác ở bến tàu, bến xe; lái xe môtô 2 bánh chở khách (xe ôm), lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ôtô chở khách, lái xe điện 4 bánh chở khách du lịch; bán lẻ vé xổ số kiến thiết lưu động (không bao gồm đại lý); bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; lao động trong các cơ sở giữ trẻ tại nhà; lao động tự làm hoặc làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (bao gồm tiệc cưới lưu động); cơ sở lưu trú du lịch; các đơn vị khai thác các sản phẩm du lịch, khu, điểm tham quan du lịch (bao gồm nhân viên khuân vác, đầu bếp, người phục vụ, chụp ảnh, bán hàng lưu niệm, lái thuyền và nhân viên phục vụ thuyền vận tải chở khách du lịch); chăm sóc sức khỏe (massage, xoa bóp y học, châm cứu), lĩnh vực làm đẹp (cắt tóc, gội đầu, tiệm nail); lĩnh vực dịch vụ (karaoke, spa, quán internet, điểm kinh doanh trò chơi điện tử, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, phòng trà, quán cafe, phòng tập gym, yoga, zumba, khu vui chơi, thể dục thể thao).
Điều kiện hỗ trợ là bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn 1,5 triệu đồng/người/tháng với khu vực nông thôn và 2 triệu đồng/người/tháng (mức chuẩn nghèo quốc gia), gặp khó khăn trong cuộc sống, từ 15 tuổi trở lên, cư trú hợp pháp tại địa phương, có thời gian làm công việc từ 30 ngày trở lên (tính đến thời điểm hỗ trợ) và có thu nhập chính từ công việc này.
Mức hỗ trợ là 1,5 triệu đồng/người. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần bằng tiền mặt. Thời gian triển khai chính sách sách hỗ trợ từ ngày 1/5/2021 đến 31/12/2021. Riêng đối với các đối tượng bị ảnh hưởng từ ngày 1/5/2021 đến ngày 31/7/2021, thời gian hoàn thành việc hỗ trợ chậm nhất trước ngày 25/8/2021.
UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Quyết định này đảm bảo đúng quy định pháp luật; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kịp thời; chịu trách nhiệm phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ cho lao động tự do đúng quy định; chỉ đạo lựa chọn hình thức chi trả phù hợp, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
Ngày thứ 6 hàng tuần, UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp báo cáo theo quy định./.
PV
 
TAG:
Tin khác
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Những giải pháp quan trọng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Một số khó khăn trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Bình Phước
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Hà Nội: Thị trường lao động cuối năm có nhiều chuyển biến tích cực
Sóc Trăng: Gắn kết đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo
Quảng Ninh: Đẩy mạnh các hoạt động kết nối, giải quyết việc làm cho người lao động
Tìm giải pháp nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Yên Bái thúc đẩy nhân quyền, dành nhiều sự hỗ trợ về giải quyết việc làm cho người lao động