Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
04:44 PM 17/12/2024
(LĐXH)- Thực hiện Tiểu dự án 3 về “Hỗ trợ việc làm bền vững” thuộc Dự án 4, Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tỉnh Phú Thọ đã tập trung tổ chức thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, tổng hợp thông tin về người lao động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 -2025.
Xác định việc thu thập thông tin cơ bản, chính xác các thông tin về nhân khẩu học, việc làm, quan hệ lao động của người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên đang cư trú tại địa bàn tỉnh là việc làm cấp thiết, nhằm thực hiện có hiệu quả các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư, Công văn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025; thực hiện Tiểu dự án “Hỗ trợ việc làm bền vững” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 về quản lý lao động gắn với dữ liệu quốc gia về dân cư, và triển khai Đề án 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản, Kế hoạch về việc triển khai tổ chức thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, tổng hợp thông tin về người lao động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 -2025.
Theo đó, tỉnh sẽ tiến hành thu thập thông tin cơ bản, chính xác về nhân khẩu học, trình độ giáo dục phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật, lĩnh vực giáo dục- đào tạo, tình trạng việc làm, thất nghiệp, không tham gia hoạt động kinh tế của người từ đủ 15 tuổi trở lên đang thực tế thường trú trên địa bàn.
Thu thập thông tin của người lao động tại huyện Tam Nông, Phú Thọ
Thông tin được thu thập từ các nguồn như: Thông tin đăng ký lao động của người lao động thông qua ứng dụng điện tử đăng ký việc làm hoặc các ứng dụng khác có liên quan; thông tin về người lao động được số hóa, chuẩn hóa từ nghiệp vụ thu thập, cập nhật thông tin về lao động; thông tin được kết nối, chia sẻ, đối soát với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác. Việc cập nhật, điều chỉnh thông tin sẽ được thực hiện thường xuyên trong quá trình sử dụng để đảm bảo nguồn thông tin luôn “Đúng - Đủ - Sạch - Sống”.
Theo bà Nguyễn Hiển Ngọc - Trưởng phòng Việc làm- An toàn lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ: “Việc thu thập thông tin sẽ được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin, được kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác.
Thời điểm thu thập thông tin là từ ngày 1/9 hàng năm. Thời gian thu thập thông tin là 60 ngày, bắt đầu từ thời điểm thu thập thông tin. Thời gian hoàn thành cập nhật dữ liệu vào phần mềm: Xong trước ngày 30/11 hàng năm. Việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin thay đổi hoặc bổ sung các công dân chưa có thông tin được thực hiện thường xuyên trong năm.
Nội dung thông tin được thu thập gồm: Họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số CCCD/CMND; mã số BHXH; nơi đăng ký thường trú; Trình độ giáo dục phổ thông cao nhất; trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất; Tình trạng tham gia hoạt động kinh tế; Công việc chính đang làm (vị thế việc làm; công việc cụ thể đang làm; nơi làm việc; loại hình tham gia bảo hiểm xã hội; loại hợp đồng lao động);  Tình trạng thất nghiệp.
Thông tin trong cơ sở dữ liệu về người lao động được cập nhật, điều chỉnh từ các nguồn sau: Kết quả của quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, nghiệp vụ liên quan đến quản lý lao động; Đề xuất sửa đổi, bổ sung của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thay đổi hoặc phát hiện các thông tin trong cơ sở dữ liệu về người lao động chưa đầy đủ, chính xác; Từ các cơ sở dữ liệu khác có liên quan khi có thay đổi.
Các Sở, ngành, cơ quan chức năng của Phú Thọ đã và đang triển khai nghiêm túc hoạt động này, thông tin của hàng nghìn người lao động đã được thu thập, cập nhật. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để giúp các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương, các cơ quan, đơn vị quản lý hiệu quả thị trường lao động; nắm bắt đầy đủ, kịp thời thông tin về cung - cầu lao động để phân tích, dự báo sát xu hướng việc làm. Từ đó, làm cơ sở để hoạch định chính sách việc làm, chính sách hỗ trợ, các cơ chế khuyến khích cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cũng như phát triển nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.
Đặng Thị Thảo Lan
TAG: thu thập thông tin về người lao động hỗ trợ việc làm bền vững Tiểu dự án 3 Dự án 4 Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2015
Tin khác
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo