Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Ninh Bình: Giảm gần 9,4 tỷ đồng tiền đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
04:38 PM 27/10/2021
(LĐXH) – Tính đến ngày 26/10/2021, Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình đã giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 2.517 đơn vị với 101.320 người lao động. Tổng số tiền tạm tính giảm mức đóng trong tháng 10 (tính đến 15h00 ngày 26/10/2021) là gần 2,4 tỷ đồng, lũy kế số tiền giảm từ tháng 7/2021 là gần 9,4 tỷ đồng.
Cán bộ xã Ninh Nhất (thành phố Ninh Bình) tuyên truyền, rà xoát các đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ, ngày 29/7/2021, HĐND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết số 46/2021/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Gọi tắt là Nghị quyết số 46). Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tích cực phối hợp với các ngành chức năng có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương khẩn trương thực hiện đúng các bước của quy trình, quy định để kịp thời thực hiện các chính sách mà Nghị quyết 68 đề ra, đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không xảy ra tiêu cực. 
Đến ngày 26/10/2021, Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình đã giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 2.517 đơn vị với 101.320 người lao động. Tổng số tiền tạm tính giảm mức đóng trong tháng 10 (tính đến 15h00 ngày 26/10/2021) là gần 2,4 tỷ đồng, lũy kế số tiền giảm từ tháng 7/2021 là gần 9,4 tỷ đồng. Đang tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với 01 đơn vị với 67 người lao động đang tạm dừng đóng, số tiền tạm dừng đóng là 60,4 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho 05 người sử dụng lao động với số tiền gần 1,7 tỷ đồng. Trong đó: Vay vốn trả lương ngừng việc cho 01 người sử dụng lao động với 18 lượt lao động, số tiền  64,3 triệu đồng; Vay vốn trả lương khi phục hồi sản xuất, kinh doanh cho 04 người sử dụng lao động với 414 lượt lao động, số tiền gần 1,6 tỷ đồng.
Chính sách hỗ trợ tiền mặt cho người lao động. Đến ngày 26/10, UBND tỉnh đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ 7 người đang điều trị Covid-19; 3.159 trường hợp cách ly y tế (F1); 4.827 lao động tự do; 473 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; 11 lao động ngừng việc; 155 hộ kinh doanh; 57 hướng dẫn viên du lịch… với tổng số tiền hơn 14,4 tỷ đồng.
Đến nay, đã có 2.517 đơn vị với 101.320 người lao động được giảm mức đóng
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với số tiền gần 9,4 tỷ đồng 
Đến nay, đã thực hiện chi trả hỗ trợ đối với 5 người điều trị Covid-19; 2.662 người cách ly y tế; 451 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; 8 lao động ngừng việc; 154 hộ kinh doanh; 57 hướng dẫn viên du lịch… với tổng số tiền là gần 13 tỷ đồng. 
Có thể nói, những khoản tiền hỗ trợ của Nhà nước có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động bị ảnh hưởng nặng do dịch Covid-19, giúp họ vơi bớt những khó khăn trong cuộc sống; cũng như giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, từng bước phục hồi sản xuất.
Trong thời gian tới, Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, giới thiệu các cơ sở đào tạo nghề có uy tín liên kết với các doanh nghiệp để thực hiện bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đa dạng các hình thức hoạt động phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm tăng cường công tác tư vấn, kết nối, hỗ trợ việc làm, tư vấn học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp... cho người lao động, nhất là những lao động bị mất việc làm do dịch Covid-19 để họ sớm quay trở lại thị trường việc làm…/.
Minh Hiền
TAG:
Tin khác
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo