Xã hội
Trang chủ / Xã hội / Xã hội
Những bộ phận cần kiểm tra trước khi lái ô tô về quê ăn Tết
08:25 AM 26/01/2025
(LĐXH) Trước mỗi chuyến đi xa về quê ăn Tết, việc kiểm tra và bảo dưỡng ô tô đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả gia đình. Một chiếc xe vận hành ổn định không chỉ giúp mọi người tránh được những rủi ro hỏng hóc giữa đường mà còn mang lại sự yên tâm, thoải mái trên suốt hành trình.

1. Kiểm tra hệ thống nước làm mát

Đối với ô tô, hệ thống làm mát là một trong bộ phận cần kiểm tra thường xuyên để bảo đảm chiếc xe vận hành an toàn, ổn định. Đặc biệt, khi lái ô tô về quê ăn Tết với hành trình dài vài trăm km, việc kiểm tra hệ thống làm mát lại càng trở nên quan trọng.

Với những dòng xe cũ đã dùng trên dưới 10 năm, những bộ phận của hệ thống làm mát như bình nước, bơm nước, dây dẫn,... ít nhiều sẽ bị xuống cấp. Nếu không may hệ thống này bị trục trặc hoặc rò rỉ, hết nước làm mát còn gây ra nóng máy, quá nhiệt, bó máy,... rất nguy hiểm khi đi đường dài.

Thông thường, nước làm mát trên ô tô thường được nhà sản xuất khuyến cáo người dùng nên thay thế sau mỗi 40.000km, hoặc khi bị hao hụt dưới mức tối thiểu cần châm thêm.

2. Bảo dưỡng phanh xe

Phanh xe - một bộ phận phải sử dụng thường xuyên trong điều kiện giao thông đông đúc chính vì vậy dễ bị mòn nhanh. Việc kiểm tra và thay mới má phanh sẽ giúp xe vận hành ổn định, đặc biệt trong những chuyến đi dài ngày dịp cuối năm.

Theo khuyến nghị của nhà sản xuất xe, người lái nên thực hiện bảo dưỡng hệ thống phanh định kỳ sau mỗi 50.000 – 100.000 km di chuyển. Tuy vậy, trước chuyến đi dài để về quê ăn Tết, chủ xe cũng nên kiểm tra phanh xe để không gặp phải rủi ro đáng tiếc trong quá trình lái xe.

Cần thay thế ngay phanh xe bị mòn để lái ô tô về quê ăn Tết an toàn. 

3. Vệ sinh kim phun, họng hút, bu-gi

Để tránh những trục trặc không đáng có trên những chuyến hành trình dài, chủ xe cũng cần kiểm tra các chi tiết động cơ như kim phun, họng hút, bu-gi, dây cao áp... Những bộ phận này hoạt động tốt sẽ giúp tối ưu hoá công suất động cơ, tiết kiệm nhiên liệu, khiến chiếc xe vận hành êm ái, trơn tru.

Với những chiếc xe đã sử dụng nhiều năm, kim phun, họng hút, bu-gi thường bị bám bẩn dẫn đến tắc, nghẹt.

Thông thường, những bộ phận này cần được vệ sinh sạch sẽ dung dịch chuyên dụng mỗi 15.000 km. Tuy nhiên đối với xe cũ, nên vệ sinh khi xe đi được khoảng 7.000-10.000 km, thậm chí thường xuyên hơn tuỳ vào điều kiện và tình trạng xe.

4. Kiểm tra ắc-quy

Ắc quy ô tô bị yếu là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến xe ô tô đề dai, khó nổ. Trường hợp bị hết điện bất thình lình sẽ phải kích, câu điện rất bất tiện. Các chuyên gia khuyên rằng, để yên tâm, nên thay thế ắc quy định kỳ sau khoảng 2-3 năm sử dụng.

Nên thay thế ắc quy sau khoảng 2-3 năm sử dụng. 

Đối với trường hợp kiểm tra phát hiện bình ắc quy đã bị hư hỏng, nứt vỡ thì phải thay ngay. Nếu không được xử lý kịp thời dễ dẫn đến chập điện gây cháy nổ nguy hiểm tài sản và tính mạng của lái xe.

5. Kiểm tra hệ thống đèn

Hệ thống đèn trên ô tô bao gồmđèn pha, xi-nhan, đèn nhận diện, đèn sương mù, đèn phanh, đèn soi biển số,... Trước chuyến hành trình dài, chủ xe cần kiểm tra hệ thống chiếu sáng bằng cách khởi động xe, bật hết các đèn rồi đi một vòng quan sát xem có bóng đèn nào bị cháy hoặc hoạt động kém hay không.

Ngoài ra, nếu đèn pha của xe có bám bụi bẩn hoặc bùn đất, bạn nên lấy khăn lau sạch để đảm bảo độ sáng tốt nhất cho xe, nhất là những chuyến đi vào ban đêm.

Lương Sơn
TIN LIÊN QUAN
TAG: ve que an tet lai o to
Tin khác
Phép màu dành cho chàng lính cứu hỏa nhường mặt nạ phòng độc cho bé gái
Những bộ phận cần kiểm tra trước khi lái ô tô về quê ăn Tết
Hương vị Tết: Khách du lịch hào hứng trải nghiệm gói bánh chưng
Đường dây lừa đảo xuyên quốc gia chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng nhờ bẫy 'cập nhật thông tin'
‘Thủ Phủ’ hàng mã miền Bắc ảm đạm trong mùa cao điểm Tết
5 món đồ công nghệ nên mang theo khi đi chơi Tết
Chen chúc 'săn sale' quần áo Tết tới tận nửa đêm
Bến xe Mỹ Đình chật kín, hành khách phải đợi gần nửa ngày mới được về quê
CSGT Hà Nội bác thông tin giữ xe của người chở bệnh nhân đi cấp cứu