Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Long An đã tích cực phối hợp với doanh nghiệp để đào tạo theo địa chỉ sử dụng, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Trong năm qua, các cơ sở GDNN đã đào tạo theo đơn đặt hàng của 24 doanh nghiệp với 216 lao động; phối hợp với trên 200 doanh nghiệp để triển khai đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động, gắn giải quyết việc làm với nhiều hình thức như: tổ chức cho 47 giáo viên thực hành thực tế tại doanh nghiệp; 1.917 học sinh, sinh viên thực tập tại doanh nghiệp; huy động 38 cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo.
Các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng, chăm sóc Mẹ Việt Nam Anh hùng, duy tu, bảo dưỡng các công trinh ghi công liệt sĩ được triên khai có hiệu quả, đặc biệt là Nghị định số 55/2023 NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/ 2021 ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo hướng tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Trong năm, Long An đã vận động xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được 19,4 tỷ đồng; xây dựng mới 72 căn nhà tình nghĩa, số tiền 4,92 tỷ đồng; sữa chữa nhà tình nghĩa 20 căn, số tiền 560 triệu đồng.
Giám đốc Sở LĐ-TBXH tỉnh Long An - Bà Nguyễn Hồng Mai
Tính đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 23,3%, đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Hiện toàn tỉnh còn 3.654 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,75%; 9.026 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1,86%. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em luôn được quan tâm và thực hiện tốt; 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ, thăm hỏi tặng quà nhân dịp Lễ, Tết, giảm gần 1.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Tấn Hoà nhấn mạnh, trong năm 2024, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội xác định sớm vào cuộc để thực hiện có hiệu quả các phương hướng, nhiệm vụ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao. Theo đó, cần xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ và các nhiệm vụ trọng tâm đã được xác định trong kế hoạch công tác năm 2024. Phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu phát triển về lao động, người có công và xã hội.
Quan tâm cung - cầu lao động; kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn. Nâng cao năng lực dự báo cung cầu lao động, quan tâm nhóm lao động yếu thế, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, người khuyết tật. Tăng cường thực hiện Đề án đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tỉnh Long An giai đoạn 2020 – 2025; triển khai có hiệu quả có hiệu quả Chiến lược phát triển thị trường lao động giai đoạn 2021 – 2030. Tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển và đổi mới giáo dục nghề nghiệp gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Tặng thưởng cho các tập thể, các nhân có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực công tác
Tiếp tục thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đã ban hành cho đối tượng người có công; tiếp tục rà soát, giải quyết hiệu quả chính sách hỗ trợ người có công, bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm sai phạm. Thực hiện tốt chương trình, đề án, chính sách trợ giúp xã hội, giảm nghèo, bảo đảm các đối tượng yếu thế được trợ giúp ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng. Tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền lợi cho trẻ em và kiên quyết ngăn chặn nhằm giảm thiểu tình trạng xâm hại trẻ em. Phối hợp với Bộ LĐTBXH thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Long An, đảm bảo đúng tiến độ. Chủ động, tích cực tham mưu UBND tỉnh các vấn đề của Ngành chất lượng, đảm bảo tiến độ, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số toàn diện lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Tăng cường thực hiện các nền tảng số phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Hà Giang