An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Lai Châu: Những khó khăn trong công tác trợ giúp xã hội
02:57 PM 03/06/2021
(LĐXH) - Thời gian qua, với sự quan tâm nỗ lực của các cấp, các ngành, công tác trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đời sống của người dân, trong đó có đối tượng bảo trợ xã hội từng bước được nâng lên.

Hỗ trợ gạo cho các đối tượng hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh
Theo Sở Lao động – TBXH tỉnh Lai Châu, toàn tỉnh đang quản lý, chi trả trợ cấp thường xuyên hàng tháng cho 9.199 lượt đối tượng bảo trợ xã hội, với kinh phí 42.747 triệu đồng. Trong đó trợ cấp tại cộng đồng 8.716 đối tượng, kinh phí 38.941,6 triệu đồng; Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 103 đối tượng, kinh phí 1.910 triệu đồng; Trợ cấp mai táng phí cho 380 đối tượng, kinh phí 2.052 triệu đồng. Sở Lao động – TBXH đã phối hợp với Bưu điện các cấp thực hiện công tác chi trả trợ cấp hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội tại các huyện, thành phố. Năm 2020 đã thực hiện chi trả thành công 38.506,9/38.851,9 triệu đồng, đạt tỷ lệ 99,1%. Số tiền phí chi trả cho cơ quan cung cấp dịch vụ là 1.138 triệu đồng.
Thực hiện chính sách trợ giúp đột xuất, trong dịp Tết Nguyên đán 2020, tỉnh đã hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khác 71.659 suất, với kinh phí 23.376,4 triệu đồng. Trong đó hộ nghèo 20.898 suất, kinh phí 6.347 triệu đồng; Đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng khác 50.761 suất, kinh phí 17.052,4 triệu đồng. Hỗ trợ cứu đói cho 6.656 lượt hộ, 29.127 lượt khẩu, bằng 402,32 tấn gạo. Hỗ trợ 21 người chết, mất tích, 20 người bị thương, 2.249 hộ sửa chữa nhà, làm nhà mới và phải di dời khẩn cấp; tổng số tiền là 9.430 triệu đồng.

Công tác trợ giúp xã hội luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành
Song song với đó, công tác chăm sóc, trợ giúp người khuyết tật và người cao tuổi cũng được quan tâm thực hiện. Sở Lao động – TBXH thường xuyên theo dõi, nắm số liệu về người khuyết tật, người cao tuổi trên địa bàn. Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên theo dõi, quản lý, kịp thời đề nghị giải quyết chế độ chính sách cho người khuyết tật, người cao tuổi. Kết quả, tính đến ngày 30/11/2020, trên địa bàn tỉnh có 4.222 người khuyết tật được cấp giấy xác nhận khuyết tật; 3.044 người khuyết tật được hưởng trợ cấp hàng tháng, đạt 100% số người khuyết tật đủ điều kiện được hưởng trợ cấp; 4.166 người khuyết tật được cấp thẻ bảo hiểm y tế, đạt 98,7%.
Về người cao tuổi, tỉnh hiện có 29.031 người cao tuổi, chiếm 6% dân số; 4.086 người cao tuổi đang hưởng trợ cấp tại cộng đồng; 28.333 người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế đạt 97,25%, số người cao tuổi thuộc diện mua bảo hiểm y tế tự nguyện nhưng không mua thẻ bảo hiểm y tế là 798 người, chiếm 2,75% dân số. Trong năm 2020, đã phê duyệt danh sách 181 người cao tuổi thọ 90, 100 tuổi được tặng quà chúc thọ, mừng thọ năm 2019 (159 người 90 tuổi, 22 người 100 tuổi), kinh phí: 115,79 triệu đồng. Thăm hỏi, tặng quà cho 1.081 người cao tuổi nhân Tháng hành động người cao tuổi, kinh phí 293 triệu đồng; lồng ghép các nguồn kinh phí hỗ trợ sửa chữa, làm nhà cho 160 người cao tuổi là người có công, người thuộc hộ nghèo, kinh phí 4.270 triệu đồng. Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách và công tác chăm sóc phát huy vai trò người cao tuổi tại 02 huyện. Qua kiểm tra, hầu hết các chế độ chính sách đối với người cao tuổi cơ bản được thực hiện.
Năm 2020, Sở Lao động – TBXH phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh hướng dẫn Phòng Lao động – TBXH các huyện, thành phố thực hiện đúng việc rà soát, xác nhận đối tượng đủ điều kiện được cấp thẻ BHYT, đảm bảo quyền lợi cho đối tượng. Chấn chỉnh việc cấp thẻ bảo hiểm y tế trùng, cấp thẻ cho người đi nghĩa vụ quân sự, người chết, người đã di chuyển khỏi địa bàn ... Kết quả toàn tỉnh đã xác nhận danh sách 320.774 đối tượng đề nghị cấp thẻ BHYT, bao gồm 5.201 đối tượng bảo trợ xã hội, 78.264 người nghèo; 235.524 người dân tộc thiểu số; 835 người sống ở vùng đặc biệt khó khăn; 904 đối tượng thuộc hộ cận nghèo, 46 đối tượng thuộc hộ làm nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình.
Thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, tỉnh Lai Châu đã phê duyệt danh sách 7.788 đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hỗ trợ, kinh phí 11.651,5 triệu đồng. Kết quả đã hỗ trợ 7.768 đối tượng, kinh phí 11.598,5 triệu đồng; giảm 20 đối tượng, kinh phí 53 triệu đồng.

Tặng quà cho trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh 
Theo đánh giá của Sở Lao động – TBXH tỉnh Lai Châu, công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Lao động - TBXH, Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh và sự quan tâm phối hợp của một số sở, ngành, UBND các huyện, thành phố. Tỉnh đã triển khai kịp thời trợ cấp đột xuất, trợ cấp thường xuyên đảm bảo đúng đối tượng, định mức và quy trình thủ tục, góp phần giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống của các đối tượng yếu thế. Bước đầu có một số đối tượng yếu thế đã đi học nghề để sản xuất kinh doanh tự nuôi sống bản thân và không còn mặc cảm, tự ti với số phận, từng bước hòa nhập với công đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó đời sống của người nghèo và các đối tượng bảo trợ tuy đã được nâng lên những vẫn còn nhiều khó khăn. Do mức trợ cấp thấp chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết của cuộc sống. Ở một số xã việc quản lý đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật chưa chặt chẽ, chưa chủ động báo tăng, giảm, điều chỉnh chế độ trợ cấp cho đối tượng, việc xác định đối tượng hưởng chính sách bảo trợ đôi khi chưa chính xác. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật ở một số xã còn lúng túng trong việc xác định một số dạng tật (trí tuệ, thần kinh tâm thần, câm điếc). Việc lập, quản lý hồ sơ xác 5 định mức độ khuyết tật ở một số xã chưa đầy đủ. Một số công chức lao động xã hội chưa nắm chắc chức năng, nhiệm vụ của mình nên chưa chủ động trong công tác tham mưu, quản lý, còn ỷ lại vào các hội, đoàn thể. Một số đối tượng bảo trợ chưa chủ động phối hợp với công chức lao động xã hội làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp.
Thêm nữa, việc xác định tuổi hưởng trợ cấp của nhóm đối tượng người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên, gây khó khăn cho cơ quan giải quyết chính sách. Việc lập, thẩm định hồ sơ đề nghị giải quyết trợ cấp ở một số xã, phòng chưa kịp thời nên vẫn còn tình trạng truy thu, truy lĩnh trợ cấp. Công tác phối hợp hai chiều giữa UBND cấp xã và đơn vị cung cấp dịch vụ chi trả trợ cấp hàng tháng chưa chặt chẽ, ảnh hưởng đến công tác quản lý đối tượng trên địa bàn. Cụ thể: Một số nơi UBND cấp xã báo giảm đối tượng chưa kịp thời nên ảnh hưởng đến việc điều chỉnh thôi hưởng trợ cấp của UBND cấp huyện. Một số đối tượng ở xa trung tâm nên thường xuyên để dồn trợ cấp từ 2 đến 3 tháng mới đến nhận một lần làm ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả trợ cấp thành công và hoàn thiện chứng từ thanh quyết toán theo quy định; Nhân viên làm công tác chi trả của đơn vị cung cấp dịch vụ không nắm được chế độ chính sách để tuyên truyền, giải thích cho đối tượng.
Thời gian tới, Sở Lao động – TBXH tỉnh Lai Châu phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân trên địa bàn để tham gia trợ giúp các đối tượng yếu thế xã hội; tuyên truyền trực tiếp đến các đối tượng yếu thế để họ không còn tự ti với số phận, vươn lên trong cuộc sống. Huy động nguồn lực cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách với 6 đối tượng này trên tất cả các lĩnh vực từ hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội… Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội tại các huyện, thành phố để kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho cơ sở./.

Hồng Phượng
TAG:
Tin khác
Thái Nguyên: Nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả
Quảng Ninh: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống mại dâm
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hỗ trợ hơn 300 triệu đồng cho huyện Mộc Châu, Vân Hồ tỉnh Sơn La
Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh: Tích cực sàng lọc, trị liệu tâm lý đối với trẻ tự kỷ
Quảng Ninh: Tập trung thực hiện công tác cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai
Bắc Giang: Tăng cường các hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Bắc Giang: Đặt mục tiêu đến năm 2025, ít nhất 50% số cơ sở trợ giúp xã hội có cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Bắc Giang: Nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người dân
Nhiều hoạt động tri ân thiết thực ở huyện Trực Ninh