Xã hội
Trang chủ / Xã hội / Xã hội
Những khó khăn trong công tác phòng chống mua bán người và giải pháp
12:36 PM 20/12/2024
(LĐXH) – Mặc dù trong những năm gần đây công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán đã thu được những kết quả tích cực, song trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, rào cản cần được sớm khắc phục cũng như có giải pháp đồng bộ…

Tiếp tục chú trọng và nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm hạn chế tệ nạn buôn bán người
Trước tiên cần đề cập đến là tiến độ xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản về chế độ, chính sách cho nạn nhân bị mua bán còn chậm, trong khi nhiều quy định mâu thuẫn và chồng chéo, nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn chưa được quy định dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện. Một số tỉnh, thành phố chưa nhận thức rõ nguy cơ tiềm tàng của tội phạm mua bán người trên địa bàn; chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, bố trí nguồn lực cho công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bản.
Bên cạnh đó, hình thức tuyên truyền nhiều nơi chưa phù hợp với đặc điểm từng đồ tượng (trình độ học vấn, lứa tuổi và phong tục tập quán...), nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, những người không biết chữ. Các khóa tập huấn do các Bộ, ngành tổ chức chưa được nhiều, chưa bao phủ hết các tỉnh, thành phổ mà mới chỉ tập trung vào các tỉnh biên giới, có nhiều nạn nhân bị mua bán. Trong khi hoạt động tập huấn do địa phương tổ chức mới chỉ dừng lại ở tập huấn văn bản, chính sách; chưa có nhiều tập huấn về kiến thức, kỹ năng, nhất là kỹ năng tiếp nhận và hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chấn tâm lý. Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bản thường xuyên thay đổi dẫn đến việc trang bị kiến thức, kỹ năng chưa đủ, chưa đảm bảo để cán bộ thực hiện nhiệm vụ. Vẫn còn một số tỉnh do không có kinh phí nên chưa chú trọng đến việc…
Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ. – Công tác lồng ghép với các chương trình khác để hỗ trợ nạn nhân bị mua bán vẫn chưa thực sự hiệu quả như mong muốn. Chưa có một cách thức tổ chức triển khai lồng ghép thực sự hiệu quả ở cả Trung ương và địa phương. Chưa khai thác, tận dụng hết nguồn lực để hỗ trợ nạn nhân, nhất là trong học nghề, việc làm. Đặc biệt, hệ thống các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân hiện nay chủ yếu là cơ sở trợ giúp xã hội (cơ sở bảo trợ xã hội và trung tâm công tác xã hội).…
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, trước mắt các cơ quan hoạch định chính sách cần sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý về công tác phòng, chống mua bán người, nhất là hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống mua bản người, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam; phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề này sinh trong thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho nạn nhân tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ về vay vốn, dạy nghề, việc làm... hỗ trợ nạn nhân hóa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, tránh bị mua bán trở lại.
Tiếp đó, hoàn thiện hệ thống dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp, hỗ trợ phục hồi và hỗ trợ hòa nhập bảo đảm nạn nhân dễ tiếp cận, phù hợp với tình hình thực tế; tiêu chí tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân. Đảm bảo các dịch vụ y tế sẵn có tại các nơi tạm lánh để có thể hỗ trợ y tế cho nạn nhân bị mua bán bất cứ lúc nào, các trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bản nên lập bản đồ các dịch vụ y t hiện có tại địa phương và xây dựng quy chế hợp tác, thực hiện việc chuyên gửi nạn nhân bị mua bán tới dịch vụ thuận lợi và hiệu quả.
Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, các nhà mạng trong hoạt động truyền thông về phòng, chống mua bán người. Từ đó, hình thành ý thức tự giác, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống mua bán người; hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân mua bán người tái hòa nhập cộng đồng.
Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa mua bán người; phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua người; tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân; hỗ trợ nạn nhân. Tại các địa phương cần quan tâm hơn nữa về công tác chỉ đạo, lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình giảm nghèo, việc làm, dạy nghề, bảo trợ xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, trẻ em. Theo đó, xây dựng cơ chế, cách thức lồng ghép cụ thể, hiệu quả, tránh hô hào, khẩu hiệu.
Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Có những chính sách thuận lợi, cởi mở tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực quốc tế thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán…/.


NHB
 
TAG: Những khó khăn trong công tác phòng chống mua bán người và giải pháp
Tin khác
Những khó khăn trong công tác phòng chống mua bán người và giải pháp
Quyết liệt trong phòng chống mua bán người và tăng cường hỗ trợ các dịch vụ cho nạn nhân
Nam Định: Quan tâm thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi
Phát huy sức mạnh liên ngành trong công tác trẻ em
Hải Hậu triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Nam Định nỗ lực giảm nghèo bền vững
Ninh Bình: Nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng, chống mua bán người
Quảng Ninh tích cực vận động nguồn lực xã hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi
Bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội từ 25/12