An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Kon Tum: Hỗ trợ việc làm bền vững góp phần giúp người dân thoát nghèo
11:28 AM 13/12/2024
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (CTMTQGGNBV), năm 2024, các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh tỉnh Kon Tum đã huy động mọi nguồn lực đầu tư, triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu để thực hiện, đạt kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo.
Theo số liệu thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2024, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho tỉnh 325,739 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 171,101 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 154,638 tỷ đồng), ngân sách tỉnh đối ứng 30 tỷ đồng, các đơn vị, địa phương thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án khác 13,755 tỷ đồng để thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Từ nguồn vốn trên, các địa phương đã đầu tư xây dựng, sửa chữa 58 công trình cơ sở hạ tầng. Trong đó có 8 công trình xây dựng mới, 20 công trình chuyển tiếp từ năm trước và 30 công trình được đầu tư từ nguồn vốn sự nghiệp. Các công trình này phục vụ trực tiếp cho sản xuất và dân sinh, đáp ứng nhu cầu của người dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, hộ DTTS ở các xã đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư quan trọng đã và đang chuẩn bị đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững.

Công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum ngày càng chuyển biến rõ rệt
Trong năm qua, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã triển khai thực hiện 64 mô hình giảm nghèo, dự án phát triển sản xuất gắn với quy hoạch phát triển sản xuất của từng địa phương. Trong đó, huyện Ia H’Drai triển khai 3 dự án nuôi bò sinh sản; huyện Đăk Hà thực hiện 10 dự án đa dạng hóa sinh kế, mô hình giảm nghèo; huyện Kon Rẫy triển khai 3 dự án hỗ trợ bò sinh sản, cây mắc ca, cây sầu riêng; huyện Sa Thầy hỗ trợ 16 dự án cho 272 hộ nghèo; huyện Tu Mơ Rông thực hiện 4 dự án cộng đồng tại 2 xã Măng Ri và Văn Xuôi; huyện Đăk Tô triển khai 9 dự án trồng cây cao su tại 9/9 xã, thị trấn với 196 hộ được hỗ trợ, trong đó có 99 hộ nghèo, 72 hộ cận nghèo, 25 hộ mới thoát nghèo.
Song song với công tác giảm nghèo, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động ở khu vực nông thôn, khu vực dân tộc thiểu số và miền núi cũng được tỉnh Kon Tum chú trọng. Trong năm 2024, tỉnh đã đào tạo các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp cho gần 7.600 người; mở lớp đào tạo nghề cho gần 3.300 học viên. Luỹ kế từ đầu năm đến nay, tổng số lao động được giải quyết việc làm là 6.330 người.
Thông qua công tác đào tạo, giải quyết việc làm, tỉnh Kon Tum đã cung ứng 665 lao động đi làm việc tại các Công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; cho vay giải quyết việc làm mới cho người lao động thông qua nguồn vốn cho vay đã giải ngân hơn 173 tỷ đồng, giải quyết việc làm mới cho 2.876 người; lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 213 lao động; tạo việc làm cho người lao động thông qua các chương trình khác tại các địa phương cho 2.576 người.
Thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 4 về hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương tình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, năm 2024, Trung tâm DVVL tỉnh Kon Tum đã tổ chức trên 200 hội nghị phiên giao dịch việc làm lưu động tại các huyện, xã, phường, thị trấn cho hơn 17.300 lượt người, tăng hơn 7.300 lượt người so với năm 2023. Dự kiến đến hết năm 2024, tỉnh tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 2.200 lượt lao động.  Ước đến cuối năm 2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm giới thiệu được 730/670 lao động, đạt 108,9% kế hoạch. Qua theo dõi tình trạng việc làm của người lao động, thu nhập của lao động làm việc trong tỉnh đạt từ 4-7 triệu đồng/người/tháng, làm việc ở ngoài tỉnh thu nhập từ 7-12 triệu đồng/người/tháng. Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp được tham gia các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Dự kiến đến hết năm 2024, số lao động được Trung tâm tư vấn là 370 lượt người, trong đó cỡ 250 lao động xuất cảnh làm việc tại nước ngoài.
Ngoài ra, trong 2 năm 2023-2024 (số liệu từ 01/01/2023- 30/10/2024), số người được Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tư vấn chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm 4.671 người. Số người nộp hồ sơ hưởng chế độ BHTN 4.362 người, trong đó 1.072 người lao động làm việc từ địa phương khác chuyên về tỉnh, có 1.397 DTTS. Số người có quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 4.114 người. Trong đó, có 1.098 lao động làm việc ở các địa phương khác chuyển về; trên 1.00 lượt người là lao động vùng DTTS.
Thời gian tới, tỉnh Kon Tum sẽ tập trung nguồn lực từ ba Chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế phát triển mô hình giảm nghèo để thoát nghèo bền vững; đồng thời, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp, các ngành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo.
Thục Quyên
 
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Từ 1/7, người đủ 75 tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí 500.000 đồng/tháng
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Chuyến xe yêu thương dành cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Xe ôm công nghệ tắt app, kiếm tiền triệu nhờ vận chuyển cây cảnh dịp Tết
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức họp mặt chúc tết cán bộ hưu trí của Sở qua các thời kỳ
Hưng Yên: Thực hiện kịp thời trợ cấp xã hội hàng tháng cho trên 64.000 đối tượng
Năm 2030 sẽ triển khai tàu khách tốc độ 120 km/h
Nhộn nhịp chợ hoa Quảng An, Hà Nội ngày cận Tết Ất Tỵ 2025
Hội chợ Tết 3 miền Xuân Ất Tỵ: “Đậm tình nguồn cội, Trọn nghĩa yêu thương”