An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Hải Phòng triển khai có hiệu quả Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
08:31 AM 15/05/2022
(LĐXH) - Thời gian qua, thành phố Hải Phòng đã đặc biệt quan tâm công tác đảm bảo ATVSLĐ. Nhiều hoạt động được triển khai trong Tháng hành động nhằm nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động trong việc tuân thủ các quy định về ATVSLĐ.
Ý thức chấp hành các quy định về ATVSLĐ được người lao động và doanh nghiệp được nâng lên
Theo thông lệ hàng năm, tháng 5 là tháng hành động về ATVSLĐ, đã được các cấp, các ngành, doanh nghiệp, cơ sở và người lao động trên địa bàn thành phố hưởng ứng tích cực. Công tác ATVSLĐ đã bám sát chương trình mục tiêu, kế hoạch đề ra. Theo đó, chủ trương xã hội hóa các dịch vụ thuộc lĩnh vực ATVSLĐ tiếp tục được đẩy mạnh, phát huy thêm nguồn lực đầu tư cho công tác này. Ý thức chấp hành pháp luật về ATVSLĐ của cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở và người lao động được nâng lên rõ rệt, đặc biệt trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Với chủ đề “Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”, Tháng hành động về ATVSLĐ năm nay được triển khai với mục đích nâng cao nhận thức và tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, cơ sở thông qua hoạt động thông tin, tuyên truyền, chương trình hành động cụ thể về ATVSLĐ; đẩy mạnh thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc; chăm sóc sức khỏe người lao động, hạn chế thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Các sở, ban, ngành, quận, huyện trên địa bàn thành phố đã tập trung triển khai nhiều hoạt động như: Đổi mới, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ cả trực tuyến và trực tiếp tới các doanh nghiệp, người lao động; xây dựng, phát các thông điệp, cảnh bảo, sổ tay, tờ rơi, tài liệu hướng dẫn, video hướng dẫn chủ đề nội dung triển khai Tháng hành động ATVSLĐ. Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID – 19; tăng cường các hoạt động tự kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình về ATVSLĐ trong các phân xưởng, tổ đội. Chú trọng thông tin tư vấn, hướng dẫn, tập huấn doanh nghiệp, người lao động nhận diện, đánh giá nguy cơ rủi ro, cải thiện điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh trong các doanh nghiệp, chủ động công tác phòng ngừa, huấn luyện kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động… Các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tăng cường tổ chức các hoạt động tập huấn, huấn luyện chuyên đề về ATVSLĐ cho nhân viên y tế trong phòng chống dịch.
Việc kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình về ATVSLĐ trong các phân xưởng, tổ đội được chú trọng
Song song với đó, thành phố Hải Phòng đã tổ chức nhiều hoạt động có sự tham gia phối hợp của cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, người sử dụng lao động, người lao động, an toàn vệ sinh viên như tọa đàm, đối thoại, hội thi, chia sẻ kinh nghiệm, mô hình điển hình về ATVSLĐ; quan tâm thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn. Phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ trong các ngành, nghề có nhiều nguy cơ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như xây dựng, điện, khai khoáng, hóa chất, làm việc trong không gian hạn chế; việc sử dụng, kiểm định máy, thiết bị vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, đo kiểm môi trường lao động, công tác huấn luyện về ANVSLĐ.
Bên cạnh đó, triển khai Tháng hành động, các cấp công đoàn thành phố cũng đã tập trung tuyên truyền phổ biến về chính sách, pháp luật và kiến thức về ATVSLĐ, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ, nhất là công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Đồng thời phát động phong trào thi đua về ATVSLĐ, phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ; phong trào tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ phong trào “Xanh -Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ”; phát triển mạnh về số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở các cơ sở sản xuất; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát ATVSLĐ, tập trung vào một số ngành, nghề, lĩnh vực có nhiều nguy cơ như xây dựng, điện, khai khoáng... Cũng như tổ chức thăm hỏi, động viên người lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Tháng hành động về ATVSLĐ là đợt cao điểm nhằm nâng cao ý thức, nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động và các cấp, các ngành về thực hiện công tác ATVSLĐ và phòng chống COVID-19; thúc đẩy công tác phối hợp giữa công đoàn các cấp với chính quyền, ngành chức năng và người sử dụng lao động trong việc triển khai các chương trình, hành động cụ thể nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cải thiện điều kiện lao động.../.
Hồng Phượng
 
TAG:
Tin khác
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương