Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Hà Nội bổ sung các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch để kịp thời hỗ trợ
09:06 AM 07/08/2021
(LĐXH)- Hà Nội đã chủ động giao các đơn vị liên quan rà soát người không nằm trong 12 đối tượng của Nghị quyết 68 để hỗ trợ.
Tại cuộc họp báo phòng, chống Covid-19 vào chiều 6/8, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết , đến nay thành phố đã hỗ trợ gần 2 triệu người bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với khoảng 1.500 tỷ đồng. Ngoài ra, thành phố đã chủ động giao các đơn vị liên quan rà soát người không nằm trong 12 đối tượng của Nghị quyết 68 để hỗ trợ.
Hình ảnh tại một siêu thị 0 đồng hỗ trợ người nghèo của Hà Nội
Nhiều tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp, người hảo tâm đã giúp đỡ các gia đình, cá nhân khó khăn như: “Siêu thị mini 0 đồng - Hà Nội trái tim hồng" được tổ chức tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, từ ngày 1/8 nhằm hỗ trợ người nghèo, người tàn tật, thương binh, sinh viên bị kẹt lại Hà Nội do ảnh hưởng Covid-19.
Để dành nguồn lực cho chống dịch và đảm bảo an sinh xã hội, bên cạnh việc cắt giảm chi thường xuyên, hạn chế hội họp, đi công tác, thành phố tạm dừng mua sắm trang thiết bị từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng cho biết: “Thành phố cũng đang ưu tiên các nguồn lực để phục vụ công tác phòng, chống dịch. Không chỉ cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên, thành phố đã quyết định tạm dừng triển khai mua sắm trang thiết bị từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của thành phố, trừ các nội dung liên quan đến phòng, chống dịch. Thành phố cũng đặc biệt quan tâm chăm lo bảo đảm an sinh xã hội. Ngoài 12 đối tượng được quy định trong Nghị quyết số 68/NQ-TTg ngày 1-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ, thành phố chỉ đạo rà soát, bổ sung các đối tượng gặp khó khăn để kịp thời hỗ trợ. Đây tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng được thực hiện trong thời gian tới”.
Trước đó, hôm 1/7, Chính phủ ra gói an sinh 26.000 tỷ đồng với 12 chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do đại dịch.
Hơn 20 ngày sau, Hà Nội ban hành kế hoạch hỗ trợ lao động, doanh nghiệp khó khăn. Theo đó, người được hỗ trợ phải đủ 15 tuổi trở lên, cư trú hợp pháp và bị mất việc làm do tạm dừng hoạt động theo quyết định chống dịch của thành phố, từ 1/5 đến 31/12/2021; là lao động tự do bị cách ly, cư trú trong khu vực bị phong tỏa theo quyết định của cấp có thẩm quyền, trừ người hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng./.
PV
TAG:
Tin khác
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Những giải pháp quan trọng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Một số khó khăn trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Bình Phước
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Hà Nội: Thị trường lao động cuối năm có nhiều chuyển biến tích cực
Sóc Trăng: Gắn kết đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo
Quảng Ninh: Đẩy mạnh các hoạt động kết nối, giải quyết việc làm cho người lao động
Tìm giải pháp nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Yên Bái thúc đẩy nhân quyền, dành nhiều sự hỗ trợ về giải quyết việc làm cho người lao động