Tiền lương
Trang chủ / Lao động / Tiền lương
Giật mình với mức lương của công nhân cắt cỏ trên Đại lộ Thăng Long
12:42 PM 17/08/2016
"Lương công nhân chúng tôi cũng chỉ có hơn 3 triệu đồng/ tháng với những người ký hợp đồng làm việc lâu dài còn công nhân không hợp đồng cũng chỉ 5-6 triệu đồng / thời vụ”, một công nhân cắt cỏ trên Đại lộ Thăng Long cho biết.
"Lương công nhân chúng tôi cũng chỉ có hơn 3 triệu đồng/ tháng với những người ký hợp đồng làm việc lâu dài còn công nhân không hợp đồng cũng chỉ 5-6 triệu đồng / thời vụ”, một công nhân cắt cỏ trên Đại lộ Thăng Long cho biết.


Nhóm công nhân đang làm cỏ, chăm sóc cây tại các vườn hoa trên dải phân cách đường Đại lộ Thăng Long.

Nhóm công nhân đang làm cỏ, chăm sóc cây tại các vườn hoa trên dải phân cách đường Đại lộ Thăng Long.

Sáng 15/8, thông tin tới cử tri quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, từ đầu năm 2016 đến nay thành phố đẩy mạnh trồng cây xanh, với chi phí chưa đến 40 tỷ đồng.

Trong khi đó chi phí cắt cỏ trên địa bàn hàng năm rất lớn và lãng phí. "Thành phố đã nhận thức được vấn đề này và yêu cầu tất cả các quận dừng việc cắt cỏ từ 1/7, tiết kiệm cho ngân sách mỗi năm khoảng 700 tỷ đồng", ông Chung nói. 

Giật mình với mức lương của công nhân cắt cỏ trên Đại lộ Thăng Long - ảnh 1

Cỏ mọc um tùm trên dải phân cách giữa đường Đại lộ Thăng Long. 

Đặc biệt, Chủ tịch Hà Nội cung cấp thêm thông tin mà ông cho rằng "nói ra nhiều người sẽ giật mình", đó là chi phí cắt cỏ cho 24 km Đại lộ Thăng Long (cắt cỏ và một ít trúc anh đào, hoa dâm bụt) một năm là 53 tỷ đồng.

Con số 53 tỷ đang trở thành tâm điểm của dư luận trong những ngày qua. Đa phần các ý kiến đều cho rằng đây là một sự lãng phí và đồng tình với quyết định “dừng cắt cỏ” của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội. Một trong nhiều câu hỏi được dư luận đưa ra, chi phí cho việc cắt cỏ, tỉa cây cao thế thì mức lương của công nhân là bao nhiêu?

Giật mình với mức lương của công nhân cắt cỏ trên Đại lộ Thăng Long - ảnh 2

Phải chi 53 tỷ đồng/ năm cho việc cắt cỏ, tỉa cây nhưng thực tế trên đường đại lộ này, cỏ vẫn mọc chằng chịt. 

Chia sẻ với phóng viên, một công nhân cây xanh thuộc Công ty TNHH MTV Vườn Thú Hà Nội cho biết, anh từng làm việc cắt cỏ trên đường Đại lộ Thăng Long, công việc ở đây khá nhàn vì gần như chỉ cắt cỏ và một ít trúc anh đào, hoa dâm bụt mà không cần phải nhổ cỏ, trồng hoa liên tục như tại các khu vực trong thành phố nên chi phí khá ít.

Ngoài công ty anh còn có một số công ty khác có công nhân làm việc trên tuyến đường này nên anh không nắm rõ được số công nhân làm việc ở đây là bao nhiêu.

Cũng theo anh công nhân này, máy cắt cỏ cũng không phải thuộc loại máy đắt, chi phí hoạt động thấp nên số tiền 53 tỷ đồng một năm chi cho việc cắt cỏ trên 24km đại lộ Thăng Long là quá lớn. 

Giật mình với mức lương của công nhân cắt cỏ trên Đại lộ Thăng Long - ảnh 3

Cây xanh còi cọc, èo ọt... 

“Hơn nữa, lương công nhân chúng tôi cũng chỉ có hơn 3 triệu đồng/ tháng với những người ký hợp đồng làm việc lâu dài còn công nhân thời vụ không hợp đồng cũng chỉ là 5-6 triệu đồng / thời vụ”, anh công nhân từng làm việc cắt cỏ trên Đại lộ Thăng Long cho hay.

Anh cũng chia sẻ thêm, kể từ ngày 1/7/2016 theo chỉ thị của UBND TP.Hà Nội, công nhân không cần cắt cỏ trên tuyến đường đó nữa, nên đội công nhân làm việc cùng anh mỗi người một ngả, người được công ty chuyển lên Hồ Gươm, người chuyển đến các khu vui chơi, công viên cây xanh để làm việc, nhiều người phải nghỉ việc vì hiện nay công việc không có nhiều.

Liên quan tới sự việc, sáng ngày 16/8, trong cuộc trò chuyện với nhóm công nhân Xí nghiệp Duy trì Cây xanh số 5 – Công ty TNHH MTV Vườn Thú Hà Nội đang làm việc trực tiếp tại vườn hoa trên dải phân cách Đại lộ Thăng Long (đoạn dưới chân cầu vượt Mễ Trì), họ đều bày tỏ sự bức xúc và cho rằng số chi phí 53 tỷ cho việc cắt cỏ, tỉa cây trên đường này là quá lớn.

Theo nhóm công nhân này, công việc hàng ngày của họ chủ yếu là làm cỏ, thay cây. Họ làm cả tháng (trừ 4 ngày chủ nhật) nhưng lương hàng tháng của họ chỉ được hơn 3 triệu đồng. Tuy nhiên, từ đầu tháng 7 vừa qua, họ không còn lương và chỉ tính số ngày công. Hiện họ đang cầm chừng làm để nối bảo hiểm. Nhiều người đã phải nghỉ chờ việc.

Theo Reatimes.vn
TAG:
Tin khác
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Cải thiện môi trường làm việc để đáp ứng yêu cầu phát triển của khoa học
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long: Triển khai hiệu quả công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề cho lao động thất nghiệp
  Đắk Lắk: Tập trung đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động nhằm giải quyết việc làm cho lao động mất việc
Tạo điều kiện để người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Cơ hội du học nghề và đi làm việc có thời hạn tại CHLB Đức
TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh hoạt động tư vấn học nghề cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Tạo hiệu ứng lan tỏa sâu rộng trong Tháng hành động về ATVSLĐ
TP.HCM: Gần 390 lao động tìm được việc làm tại sàn giao dịch việc làm ngành du lịch
Trung tâm Nhân lực Quốc tế Đại Việt chia sẻ kinh nghiệm phát triển lao động ngành chế biến thực phẩm