Tiền lương
Trang chủ / Lao động / Tiền lương
Định hướng cải cách chính sách tiền lương và triển khai nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2017
08:16 AM 09/06/2017
(LĐXH) - Sáng ngày 8/6/2017, tại TP.HCM Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức Hội nghị định hướng cải cách chính sách tiền lương và triển khai nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2017.
Thứ trưởng Doãn Mậu DIệp phát biểu tại Hội nghị

Tham dự hội nghị có TS. Doãn Mậu Diệp -  Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, bà Tống Thị Minh - Cục trưởng Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương. Ngoài ra, còn có đại diện lãnh đạo các sở LĐ-TB&XH khu vực phía Nam cùng lãnh đạo các Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn  và các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự.

Phát biểu tại hội nghị, bà Tống Thị Minh, Cục trưởng Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương cho biết: “Theo báo cáo việc làm toàn cầu năm 2014 của Tổ chức Lao động quốc, tiền lương (mức lương tối thiểu) là một trong 4 vấn đề tập trung tranh luận rất lớn trên trường quốc tế. Trong thời gian qua,  trên các phương tiện thông tin đại chúng người ta thường nhắc nhiều đến điều chỉnh lương tối thiểu. Và trong xu hướng tiền lương toàn cầu giai đoạn năm 2016/2017 cho thấy, tăng trưởng tiền lương giảm tốc độ từ từ 2,5% năm 2012, giảm xuống còn 1,7% vào năm 2015, mức thấp nhất trong 4 năm. Việc giảm tốc độ tăng trưởng tiền lương này người ta thấy xuất phát  từ những cái nhu cầu giá cả, thị trường.

Bên cạnh đó, bất bình đẳng về tiền lương cũng có khác biệt rất lớn giữa các khu vực, các nền kinh tế đang phát triển và cũng lần đầu tiên trong báo cáo việc làm toàn cầu năm 2014 có đặt đến vấn đề phân phối tiền lương giữa và trong doanh nghiệp.

Cũng theo báo cáo, hiện nay thực trạng đóng góp của tiền lương vào thu nhập hộ gia đình ở Việt Nam là 30% (các nước mới nổi, đang phát triển từ 50/60%). Ngoài ra mức lương tối thiểu, mức lương trung bình có xu hướng tăng nhanh.

Theo báo cáo của GWR 2016/2017, Việt Nam có sự gia tăng bất bình đẳng tiền lương. Theo đó mức lương trung bình của nhóm 10% doanh nghiệp hàng đầu cao gấp 8 lần so với nhóm 10% doanh nghiệp nhóm thấp.

Cũng theo bà Minh thì vai trò của nhà nước trong vấn đề này đó là phát triển các hoạt động tư vấn, thông tin thị trường lao động tiền lương. Bên cạnh đó, nâng cao kỹ năng thương lượng tiền lương cho các bên, thanh tra, kiểm tra giám sát kiện toàn hệ thống thanh tra lao động. Ngoài ra, tiếp tục nâng cao năng lực công đoàn cơ sở.

Bà Tống Thị Minh - Cục trưởng Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương phát biểu tại Hội nghị

Tại hội nghị, ông Tống Văn Lai – Phó Cục trưởng Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương  đã giới thiệu về những điểm mới của Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương theo chức năng và nhiệm vụ của Bộ phân công. Theo đó, hiện nay, Cục Quan hệ lao động và tiền lương đang tập trung kiện toàn cơ cấu tổ chức của Cục theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó, có một số nhiệm vụ trước đây của Vụ Lao động – Tiền lương, có một số nhiệm vụ được chuyển giao hoặc bổ sung mới như: Chính sách đối với lao động đặc thù ( lao động nữ, lao động người cao tuổi, lao động khuyết tật, lao động chưa thành niên, lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao), Cho thuê lại lao động, tiền lương của lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đăng ký quản lý tổ chức đại diện  người lao động, đấu mối quốc gia vế vấn đề lao động trong các Hiệp định thương mại; xây dựng chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm hỗ trợ phát triển quan hệ lao động; xây dựng cơ chế gắn kết hoạt động của Trung tâm với lĩnh vực lao động, tiền lương, quan hệ lao động đồng thời đảm bảo hiệu quả hoạt động của trung tâm với tư cách là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương.

Ông Tống Văn Lai cũng đã trình bày  báo cáo về tình hình kết quả thực hiên công tác lao động tiền lương trong 6 tháng đầu năm và  triển khai nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2017.

Theo đó, Cục sẽ tiếp tục rà soát đánh giá những nội dung tồn tại hạn chế của Bộ Luật lao động năm 2012; Rà soát đánh giá tình hình thực hiện quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện nội dung này; Tổ chức tọa đàm trao đổi, tham vấn ý kiến các doanh nghiệp hiệp hội, doanh nghiệp địa phương về mức lương tối thiểu và phân vùng năm 2018 để đề xuất ý kiến với Bộ LĐTBXH; Chỉ đạo các công ty nhà nước khẩn trương  xác định quỹ tiền lương thực hiện năm 2016 và kế hoạch năm 2017 của người lao động; Tiếp  tục tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và ban hành đề án quan hệ lao động nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Phát biểu kết luận Hội nghị,  ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết: “Bộ quyết định thành lập Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương là để hoàn thành thể chế về kinh tế thị trường, đặc biệt là thị trường lao động; đảm bảo thị trường lao động được vận hành trôi chảy hơn, phát triển thị trường lao động thêm lành mạnh theo hướng thị trường minh bạch, công bằng và hài hòa”. 

                                                                                             Lê Việt

TAG:
Tin khác
Một số khó khăn trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Bình Phước
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Hà Nội: Thị trường lao động cuối năm có nhiều chuyển biến tích cực
Sóc Trăng: Gắn kết đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo
Quảng Ninh: Đẩy mạnh các hoạt động kết nối, giải quyết việc làm cho người lao động
Tìm giải pháp nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Yên Bái thúc đẩy nhân quyền, dành nhiều sự hỗ trợ về giải quyết việc làm cho người lao động
Trung tâm Dịch vụ việc làm Sơn La: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp