Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
01:44 PM 30/12/2024
(LĐXH) - Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có hỗ trợ vốn vay để tạo việc làm trong nước và đi làm việc ở nước ngoài, giúp người lao động có cuộc sống ổn định và tăng nguồn thu nhập cho gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đắk Lắk: Đẩy mạnh giải quyết việc làm bền vững cho lao động địa phương bằng giải pháp giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước

Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Đắk Lắk, xác định công tác giải quyết việc làm trong nước và chương trình xuất khẩu lao động là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, giúp người lao động có cuộc sống ổn định và tăng nguồn thu nhập cho gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đã đạt được kết qua khả quan. Năm 2024, toàn tỉnh Đắk Lắk đến nay đã giải quyết việc làm cho 30.375 người, bằng 100,57% so với kế hoạch. Trong đó, có 1.710 người đã xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, bằng 100,58% so với kế hoạch.

Để đạt được kết quả trên, ngày từ đầu năm 2024 Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều quyết định, kế hoạch triển khai nhiệm vụ thuộc lĩnh vực lao động - việc làm. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã và thành phố đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo việc làm cho thanh niên, người lao động tại địa phương. Trong đó, nổi bận có chương trình cho người lao động vay vốn tự tạo việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động có thời hạn.

Đặc biệt, các sở, ngành và chính quyền các địa phương đã triển khai đồng bộ ba Chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025) và các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của các huyện, thị xã và thành phố. Đặc biệt là người lao động đã chủ động trong việc đi tìm việc làm, chuyển đổi việc làm, tự tạo việc làm phù hợp với trình độ, năng lực của bản thân để tạo ra thu nhập.

Cùng với đó, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk phối hợp với UBND các huyện, thị xã và thành phố tổ chức nhiều Phiên giao dịch việc làm, Ngày việc làm, điểm tư vấn việc làm để giới thiệu, chắp nối việc làm cho người lao động. Trong năm, các địa phương đã chủ động tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh ở các địa phương thực hiện cho vay vốn duy trì, mở rộng và tạo việc làm để giúp cho người lao động tự tạo việc làm. Với những hoạt động thiết thực trên, góp phần vào hoạt động giải quyết việc làm trong và ngoài nước trên toàn địa bàn tỉnh đạt và vượt kế hoạch đề gia. 

Người lao động đăng ký việc làm tại Trung tấm DVVL tĩnh Đắk Lắk năm 2024

Đặc biệt, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk đã xác định vốn vay giải quyết việc làm là một trong những kênh quan trọng hỗ trợ người dân có thêm “cần câu” để thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững. Theo đó, ngay từ đầu năm, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk đã triển khai đầy đủ, kịp thời và công khai các chính sách liên quan đến chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm. Cùng với đó, ngân hàng duy trì và mở rộng đến tất cả điểm giao dịch xã trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các ban, ngành, hội, đoàn thể từ tỉnh xuống xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân tiếp cận nguồn vốn.

Về vay vốn giải quyết việc làm trong nước năm 2024, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết cho 5.800 dự án vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, với tổng số tiền 311 tỷ đồng (trong đó: nguồn vốn của Quỹ quốc gia về việc làm là 15 tỷ đồng; nguồn gân hàng Chính sách xã hội huy động 155 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác 141 tỷ đồng. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm cho 5.800 người lao động trên toàn địa bàn tỉnh, trong đó lao động nữ là 2.516 người, lao động dân tộc thiểu số 1.063 người. Còn về vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồn, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết vốn vay cho tổng số người vay vốn là 95 người (người dân tộc thiểu số 58 người, hộ nghèo 17 người, hộ cận nghèo 15 người, bộ đội, công an xuất ngũ 3 người, lao động có hoàn cảnh kinh tế khó khăn 2 người).
Với tổng số tiền vay là 8.170 triệu đồng, trong đó nguồn trung ương giải ngân là 7.101 triệu đồng, nguồn ngân sách địa phương ủy thác 1.069 triệu đồng.

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk cho biết, với những hoạt động được triển khai đồng bộ trên, năm 2024, toàn tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết việc làm cho 30.375 người, bằng 100,57% so với kế hoạch. Trong đó, có 1.710 người đã xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, bằng 100,58% so với kế hoạch. Thị trường lao động đi làm việc tập trung vào các nước như: Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc... tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế khoảng 57,2%, bằng 100,2% kế hoạch đề ra. Qua đó, góp phần vào ổn định thị trường lao động, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động bình thường.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk, thời gian tới, Sở tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động; điều tra nhu cầu lao động trong các loại hình doanh nghiệp; thu thập thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động... Trong năm 2025, phấn đấu giải quyết việc làm cho 30.300 người, trong đó xuất khẩu lao động 2.500 người. Quan tâm và duy trì mở rộng hoạt động hỗ trợ vay vốn tạo việc làm cho 6.000 người…

Hà Giang

TAG: Đằk Lắk giải pháp giải quyết việc làm bền vững
Tin khác
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo