Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Đắk Lắk: Đã chi hỗ trợ cho 47.857 người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19
05:04 PM 28/08/2021
(LĐXH) – Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 6657/KH-UBND ngày 21/7/2021 về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2063/QĐ-UBND ngày 31/7/2021 về việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Lao động tự do là một trong nhóm đối tược được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ

Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiến hành triển khai, hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động. Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn một cách đồng bộ tới các cấp, các ngành, phù hợp với thực tiễn tại địa phương về các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh kịp thời.

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết, tính đến hết ngày 25/8/2021, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện phê duyệt hỗ trợ cho 8/11 nhóm chính sách cho người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 với số người sử dụng lao động được hỗ trợ là 2.981, số người lao động được hỗ trợ là 47.857, tổng kinh phí hỗ trợ là 18.765,3 triệu đồng.

Cụ thể, các nhóm chính sách được hỗ trợ như:

Về nhóm chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh đã hoàn thành việc gửi thông báo và thực hiện xong chính sách hỗ trợ giảm mức đóng bằng 0% (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022) vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 2.973 đơn vị, tương ứng 43.954 lao động với số tiền tạm tính là 13.164 triệu đồng.

Cơ quan chức năng trao tiền hỗ trợ của UBND tỉnh cho người bán vé số trên địa thành phố Buôn Ma Thuột

Nhóm chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Cơ quan Bảo hiểm xã hội đã ban hành Quyết định tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất cho 04 đơn vị với tổng số 173 lao động, tương ứng với số tiền được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất là 794.664.684 đồng.

Nhóm chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động: Một trong các điều kiện để được hỗ trợ là người sử dụng lao động phải thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Bộ Luật Lao động và có phương án đào tạo, bồi dưỡng. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản gửi các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động để thực hiện hỗ trợ kịp thời. Tuy nhiên đến nay, chưa có đơn vị nào có nhu cầu đề nghị hỗ trợ.

Nhóm chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương: Cơ quan Bảo hiểm xã hội đã thực hiện xác nhận danh sách lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương cho 60 đơn vị với tổng số 769 lao động. Nhóm chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc: Bảo hiểm xã hội tỉnh đã thực hiện xác nhận danh sách lao động ngừng việc cho 17 đơn vị với tổng số 82 lao động; Đã phê duyệt danh sách hỗ trợ cho 02 người lao động với số tiền là 2.000.000 đồng.

Nhóm Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: Sở đã trình UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ 02 người lao động (trong đó có 01 người đang nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi) với số tiền là 8.420.000. Chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế: Hiện có 3.561 đối tượng được hỗ trợ với kinh phí 3.988.320.000 đồng.  Chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch: Đã phê duyệt danh sách hỗ trợ cho 26 người là viên chức hoạt động nghệ thuật với tổng kinh phí hỗ trợ là 96.460.000 đồng. Đồng thời,  phê duyệt danh sách hỗ trợ cho 35 người là hướng dẫn viên du lịch với tổng kinh phí hỗ trợ là 129.850.000 đồng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình UBND tỉnh đề nghị phê duyệt hỗ trợ 03 người là hướng dẫn viên du lịch với số tiền là 11.130.000 đồng.

Còn nhóm chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh: Sở đã đôn đốc UBND cấp huyện (chủ yếu là thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Cư Kuin) tiến hành rà soát để triển khai thực hiện ngay khi đủ hồ sơ và điều kiện hỗ trợ.

Về nhóm Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất: Cơ quan Bảo hiểm xã hội đã xác nhận danh sách người lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cho 05 đơn vị với tổng số 126 lao động; xác nhận danh sách người lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất cho 01 đơn vị với tổng số 39 lao động; xác nhận danh sách người lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất  cho 01 đơn vị với tổng số 04 lao động.


Đắk Lắk đã  chi  hỗ trợ cho 47.857 người  lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh  COVID-19

Ngoài ra, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã chủ động đã rà soát được 896/2.795 doanh nghiệp, công ty có người lao động tham gia đóng BHXH trên toàn tỉnh. Đến thời điểm hiện tại, có 4 đơn vị có đủ điều kiện vay vốn và đã được phê duyệt với số tiền vay 577,6 triệu đồng (trong đó: 03 đơn vị vay vốn trả lương ngừng việc cho 90 lao động và 01 đơn vị vay vốn trả lương phục hồi sản xuất cho người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải cho 10 lao động). Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đang hoàn thiện các thủ tục cấp vốn để tiến hành giải ngân. Chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, đã phê duyệt hỗ trợ cho 04 người lao động thuộc xã Cư Króa, huyện M’Đrắk với mức hỗ trợ 50.000 đồng/ngày, thời gian hỗ trợ 20 ngày, tổng kinh phí hỗ trợ là 4.000.000 đồng.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Hoàng Giang, Giám đốc Sở LĐ – TBXH tỉnh Đắk Lắk, qua hơn 1 tháng triển khai, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có 03 chính sách được thực hiện tốt, gồm: Chính sách về bảo hiểm xã hội như giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng quy hưu trí và tử tuất và chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật, hướng dẫn viên du lịch. Các chính sách khác của Nghị quyết 68/NQ-CP triển khai còn chậm, chưa đạt được nhiều kết quả.

Tuy nhiên, bênh cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện như: Hiện các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn đã dừng hoạt động theo yêu cầu của UBND tỉnh nên việc thực hiện phối hợp với các doanh nghiệp, người sử dụng lao động để thực hiện xây dựng phương án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho người lao động gặp khó khăn. Đồng thời,  số các đối tượng phải tạm dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh từ ngày 27/4/2021 đến nay không nhiều nên một số chính sách hỗ trợ chưa thực hiện được.

Mặt khác, do tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, các Sở, ngành và các địa phương không tổ chức được hội nghị tập huấn, hướng dẫn để triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Một số doanh nghiệp đã tạm thời cho lao động nghỉ việc nên rất khó khăn trong việc thông báo cho người lao động nghỉ việc kê khai hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Ngoài ra, việc rà soát, thẩm định hồ sơ tại cấp huyện và thời gian giải quyết ở cấp tỉnh để ban hành quyết định phê duyệt danh sách và cấp kinh phí hỗ trợ rất ngắn nên khó khăn cho các cơ quan tham mưu trong khâu tổng hợp, thẩm định danh sách đề nghị hỗ trợ.

Vương Linh

 

 

 

 

 

 

TAG:
Tin khác
Một số khó khăn trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Bình Phước
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Hà Nội: Thị trường lao động cuối năm có nhiều chuyển biến tích cực
Sóc Trăng: Gắn kết đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo
Quảng Ninh: Đẩy mạnh các hoạt động kết nối, giải quyết việc làm cho người lao động
Tìm giải pháp nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Yên Bái thúc đẩy nhân quyền, dành nhiều sự hỗ trợ về giải quyết việc làm cho người lao động
Trung tâm Dịch vụ việc làm Sơn La: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp