Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Cần Thơ: Gần 3.000 người được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ
09:42 AM 28/07/2021
Thông tin từ Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ cho biết, từ ngày 16-19/7, Sở đã triển khai hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, ghi nhận kết quả hỗ trợ lũy kế đã phê duyệt hỗ trợ cho 2.945 người thuộc đối tượng số 9 và 12 của Nghị quyết với tổng kinh phí hỗ trợ trên 3,6 tỷ đồng, với tổng số kinh phí hỗ trợ trên 3,6 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ cũng đã giảm mức đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 3.477 đơn vị sử dụng lao động và 95.760 lao động với tổng số tiền giảm mức đóng 12 tháng (từ ngày 1/7/2021 đến ngày 30/6/2022) trên 31,4 tỷ đồng. Số tiền này theo quy định sẽ được các đơn vị sử dụng để hỗ trợ người lao động phòng, chống dịch COVID-19.
Bà Trần Thị Xuân Mai, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ cho biết, Sở đã có văn bản gửi Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố và Sở Y tế đề nghị kịp thời triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ trẻ em và người phải điều trị do mắc COVID-19 hoặc cách ly y tế trong thời gian điều trị, cách ly từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021 theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến các cơ sở điều trị, cơ sở cách ly y tế, để rà soát, lập danh sách và hồ sơ các trường hợp dương tính, F1 vừa nêu đủ điều kiện hưởng chính sách gửi Ủy ban Nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt; thông báo kết quả về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ngay sau khi có quyết định phê duyệt danh sách của Ủy ban Nhân dân thành phố.
Trao tiền hỗ trợ cho người bán vé số tại thành phố Cần Thơ
Cũng theo bà Trần Thị Xuân Mai, Sở sẽ tiếp tục phổ biến thông tin các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, xây dựng văn bản quy định thực hiện 12 chính sách hỗ trợ lao động tự do và một số đối tượng đặc thù theo thẩm quyền của địa phương như: bốc vác, phụ hồ, vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng xe gắn máy (xe ôm truyền thống), xe đạp (kể cả xe đạp máy); buôn bán trên đường phố, bán hàng tự sản, tự tiêu ở chợ truyền thống, chợ dân sinh, chợ nổi; làm việc trong lĩnh vực, ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe; làm các loại công việc như cắt uốn tóc, sửa xe, sửa đồng hồ, sửa khóa, sửa giày dép, sửa quần áo, sửa đồ gia dụng...
Liên quan đến vấn đề này, ngày 19/7, Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ có tờ trình đề nghị Hội đồng Nhân dân thành phố ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) trong thời gian áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Theo nghị quyết này, người lao động được hỗ trợ theo tiêu chí sau: người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do), không thuộc đối tượng phải giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật, không thuộc hộ kinh doanh có đăng ký mã số thuế, cư trú hợp pháp trên địa bàn thành phố Cần Thơ (có hộ khẩu thường trú, trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan có thẩm quyền xác nhận) trước khi bị ngừng việc hoặc mất việc làm theo quyết định, văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch. Các nhóm đối tượng được hỗ trợ như đã nêu ở trên.
Số tiền được hỗ trợ căn cứ theo thực tế số ngày bị ngừng việc hoặc mất việc làm theo quyết định, văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Người lao động cùng lúc làm nhiều loại công việc chỉ được hưởng mức hỗ trợ của một loại công việc. Các đối tượng đã được hỗ trợ theo các chính sách khác quy định tại Nghị quyết 68 không được hỗ trợ theo chính sách quy định tại Nghị quyết này. Không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.
Mức hỗ trợ là 50.000 đồng/người/ngày nhân với số ngày thực tế bị ngừng hoặc mất việc làm. Thời gian hỗ trợ kể từ ngày 16/6/2021, thời điểm thành phố Cần Thơ bắt đầu tạm ngừng một số hoạt động kinh doanh để phòng, chống dịch COVID-19.
Cũng trong ngày 19/7, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số kiến thiết thành phố Cần Thơ cho biết, Công ty đã giải ngân kinh phí hỗ trợ người bán lẻ xổ số lưu động ở quận Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thủy và huyện Thới Lai với số lượng 2.408 người, tổng số tiền gần 2,9 tỷ đồng. Các quận, huyện còn lại đang rà soát đối tượng để trình UBND thành phố phê duyệt.
Thành phố Cần Thơ sẽ chi hỗ trợ người bán vé số với mức 50.000 đồng/người/ngày, thời gian hỗ trợ 24 ngày (từ ngày 9/7-1/8/2021)./.

PV
 
TAG:
Tin khác
Thanh Hóa: Quan tâm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động
AEON Việt Nam đẩy mạnh tuyển dụng và mở rộng quy mô năm 2025
Nestlé và PRO Việt Nam thúc đẩy thực hành an toàn vệ sinh lao động trong quản lý rác thải
Thừa Thiên Huế: Giải quyết việc làm gắn với giảm nghèo bền vững
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Những giải pháp quan trọng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Một số khó khăn trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Bình Phước
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Hà Nội: Thị trường lao động cuối năm có nhiều chuyển biến tích cực