Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Cà Mau: Hỗ trợ cho hộ kinh doanh bị tạm dừng hoạt động do dịch bệnh Covid – 19
05:00 PM 21/07/2021
(LĐXH) – Ngày 21/7, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân vừa ký Quyết định số 1384/QĐ – UBND tỉnh về việc phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ hộ kinh doanh bị tạm dừng hoạt động do đại dịch Covid – 19 thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Cà Mau Nguyễn Quốc Thanh trao hỗ trợ cho hộ kinh doanh trên địa bàn thị trấn Trần Văn Thời.

Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; đề nghị của UBND huyện Trần Văn Thời và ý kiến của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh về hỗ trợ hộ kinh doanh bị tạm dừng hoạt động do đại dịch Covid – 19.

Theo đó, tổng số hộ được hỗ trợ theo Quyết định 1384  của UBND tỉnh là 38 hộ, mức hỗ trợ là 3.000.000/hộ, với tổng kinh phí 144.000 đồng. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài chính tỉnh Cà Mau hướng dẫn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đúng quy định. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Văn phòng UBND tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, Cục thuế tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Trần Văn Thời  nhanh chóng triển khai nguồn kinh phí hỗ trợ đến các hộ kinh doanh bị tạm dừng hoạt động do dịch Covid – 19 theo đúng đối tượng theo quy định.

Đồng chí Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LĐ – TBXH tỉnh Cà Mau cho biết: “Huyện Trần Văn Thời là huyện đầu tiên của tỉnh thống kê cơ bản được số hộ bị ảnh hưởng và được UBND tỉnh phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng nhất cho các hộ kinh doanh phải dừng hoạt động do đại dịch Covid-19. Hiện các huyện, thành phố còn lại đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trình tự, thủ tục hỗ trợ sớm nhất cho các đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng”.

Trước đó, tỉnh Cà Mau đã hoàn thành danh sách chi hỗ trợ cho người bán vé số lưu động, toàn tỉnh có 3.250 người, với số tiền chi hỗ trợ là 2.437.500.000 đồng. Tỉnh cũng chỉ đạo các huyện, thành phố khẩn trương rà soát và  hoàn thành chi trả hỗ trợ cho các đối tượng còn lại, nhằm kịp thời đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động gặp khó khăn.

Vương Linh

TAG:
Tin khác
Thanh Hóa: Quan tâm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động
AEON Việt Nam đẩy mạnh tuyển dụng và mở rộng quy mô năm 2025
Nestlé và PRO Việt Nam thúc đẩy thực hành an toàn vệ sinh lao động trong quản lý rác thải
Thừa Thiên Huế: Giải quyết việc làm gắn với giảm nghèo bền vững
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Những giải pháp quan trọng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Một số khó khăn trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Bình Phước
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Hà Nội: Thị trường lao động cuối năm có nhiều chuyển biến tích cực