Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Bình Thuận: Triển khai quyết liệt và đồng bộ các chính sách an sinh xã hội đến người dân
10:13 AM 12/11/2021
(LĐXH) - Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Thuận cho biết: Về tình hình và kết quả thực hiện hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid – 19 theo Nghị quyết số 68/NQ – CP, Nghị quyết 126, Quyết định 23 và Quyết định 28 của Thủ tướng, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành các kế hoạch, quyết định và các văn bản chỉ đạo đôn đốc thực hiện; đồng thời tập trung triển khai quyết liệt và bài bản các chính sách an sinh xã hội kịp thời đến các đối tượng thu hưởng một cách nhanh chóng, chính xác, đủng đối tượng và không để xẩy ra tình trạng chi sai đối tượng cũng như các đơn thư khiếu nãi, phản ánh trong công tác thực hiện các Nghị quyết nêu trên.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh chủ trì cuộc họp nghe Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo báo kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Kết quả 12 nhóm chính sách đạt được

Với những nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị của của đia phương vào cuộc một cách quyết liệt, với 12 nhóm chính sách được triển khai kịp thời và đạt được những kết quả đáng ghi nhận như. Cụ thể, trong tổng số 12 nhóm chính sách, tính đế ngày 04/11/2021, tỉnh Bình Thuận đã hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn như: giảm mức đóng (bằng 0%) vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 3.188 đơn vị, doanh nghiệp/86.400 lao động thuộc diện giảm đóng từ ngày 01/7/2021 đến ngày 30/6/2022 (12 tháng), với tổng số tiền giảm đóng là 27.945.141.000 đồng.

Nhóm chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất Tỉnh đã giải quyết cho 13 doanh nghiệp/3.797 lao động, tổng số tiền tạm dừng đóng đến tháng 12/2021 là 22.472.101.000 đồng.

Về nhóm chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động hiện nay chưa phát sinh hồ sơ.

Về nhóm chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương: Các huyện, thị xã, thành phố đã tiếp nhận hồ sơ của 366 doanh nghiệp/8.223 lao động/32.327.765.000 đồng (chiếm 27,33% so với số người dự kiến hỗ trợ (30.085 người)), trong đó hỗ trợ thêm cho lao động đang mang thai 187 người/187.000.000 đồng và lao động đang nuôi con dưới 6 tuổi 1.985 người/1.985.000.000 đồng.

Ngoài ra, UBND tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ cho 298 doanh nghiệp/7.295 lao động/28.658.160.000 đồng (chiếm 24,25% so với số người dự kiến hỗ trợ (30.085 người)), trong đó hỗ trợ thêm cho lao động đang mang thai 171 người/171.000.000 đồng và lao động đang nuôi con dưới 6 tuổi 1.790 người/1.790.000.000 đồng. Các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện chi hỗ trợ cho 165 doanh nghiệp/3.169 lao động/12.613.590 đồng (đạt 43,44% so với số người được phê duyệt (7.295 người)), trong đó hỗ trợ thêm cho lao động đang mang thai 106 người/106.000.000 đồng và lao động đang nuôi con dưới 6 tuổi 1.115 người/1.115.000.000 đồng.

Về nhóm Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc: Các địa phương trên địa bàn đã tiếp nhận hồ sơ của 17 doanh nghiệp/476 lao động/657.000.000 đồng (chiếm 15,71% so với số người dự kiến hỗ trợ (3.029 người)), trong đó hỗ trợ thêm cho lao động đang mang thai 18 người/18.000.000 đồng; lao động đang nuôi con dưới 6 tuổi 163 người/163.000.000 đồng. Tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ cho 14 doanh nghiệp/446 lao động/616.000.000 đồng (chiếm 14,72% so với số người dự kiến hỗ trợ (3.029 người)), trong đó hỗ trợ thêm cho lao động đang mang thai 18 người/18.000.000 đồng; lao động đang nuôi con dưới 6 tuổi 152 người/152.000.000 đồng.

 Các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện chi hỗ trợ cho 12 doanh nghiệp/385 lao động/535.000.000 đồng (đạt 86,32% so với số người được phê duyệt (446 người)), trong đó hỗ trợ thêm cho lao động đang mang thai 14 người/14.000.000 đồng và lao động đang nuôi con dưới 6 tuổi 136 người/136.000.000 đồng.

Tỉnh Bình Thuận đã chi hỗ trợ cho trên 118.000 người lao động và 3.207 doanh nghiệp với tổng kinh phí các chính sách là: 93,6 tỷ đồng 

Về nhóm chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động
nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: Trung tâm Dịch vụ việc làm tiếp nhận, thẩm định trình Sở Lao động – TB&XH thống nhất hồ sơ của 22 người/89.620.000 đồng (chiếm 1,78% so với số người dự kiến hỗ trợ (1.239 người)), trong đó hỗ trợ thêm cho lao động đang mang thai 1 người/1.000.000 đồng; hỗ trợ thêm cho lao động đang nuôi con dưới 6 tuổi 7 người/7.000.000 đồng.

Trung tâm Dịch vụ việc làm đã thực hiện chi hỗ trợ cho 17 người/70.070.000 đồng (đạt 100 % so với số người được phê duyệt (17 người)), trong đó hỗ trợ thêm cho lao động đang mang thai 1 người/1.000.000 đồng; hỗ trợ thêm cho lao động đang nuôi con dưới 6 tuổi 6 người/6.000.000 đồng.

Về chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19,
cách ly y tế: Các cơ sở điều trị, cơ sở cách ly y tế tại các huyện, thị xã, thành phố đã tiếp nhận hồ sơ hỗ trợ tiền ăn cho 2.297 người (F0)/2.365.600.000 đồng và 4.378 người (F1)/5.050.120.000 đồng (chiếm 43,18% so với số người dự kiến hỗ trợ (15.457 người)); hỗ trợ thêm cho 652 trẻ em (F0, F1)/652.000.000 đồng.

UBND tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ tiền ăn cho 1.927 người (F0)/ 2.267.120.000 đồng và 2.748 người (F1)/3.351.880.000 đồng (chiếm 30,25% so với số người dự kiến hỗ trợ (15.457 người)); hỗ trợ thêm cho 628 trẻ em (F0, F1)/628.000.000 đồng.

Về nhóm chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật giữ chức danh
nghề nghiệp hạng IV và hướng dẫn viên du lịch: UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ cho 02 đơn vị/26 viên chức hoạt động nghệ thuật với số tiền 96.460.000 đồng và 38 người lao động là hướng dẫn viên du lịch với số tiền 140.980.000 đồng (chiếm 42,95% với số người dự kiến hỗ trợ (149 người)) và đã thực hiện chi hỗ trợ cho 64 người/237.440.000 đồng (đạt 100% so với số người đã được phê duyệt (64 người).

Về nhóm chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh: Các địa phương đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của 2.022 hộ kinh doanh/6.066.000.000 đồng (chiếm 22,61% với số người dự kiến hỗ trợ (8.943 người)).

UBND tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ cho 1.839 hộ kinh doanh/5.517.000.000 đồng (chiếm 20,56% với số người dự kiến hỗ trợ (8.943 người)). Các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện chi hỗ trợ cho 531 hộ kinh doanh/1.593.000.000 đồng (đạt 28,87% so với số hộ đã được phê duyệt (1.839 hộ))

Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 06 doanh nghiệp/413 người/1.563.000.000 đồng.

Nhóm Chính sách hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động
(lao động tự do) và các đối tượng đặc thù khác. Tính đến nay các huyện, thị xã, thành phố đã tiếp nhận hồ sơ hỗ trợ cho 31.361 người/47.041.500.000 đồng (chiếm 30,94% với số người dự kiến hỗ trợ (101.364 người)).  UBND tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ cho 26.425 người/39.637.500.000 đồng. (chiếm 26,06% so với số người dự kiến hỗ trợ (101.364 người)). Các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện chi hỗ trợ cho 14.005 người/21.007.500.000 đồng. (đạt 53% so với số người được phê duyệt (26.425 người)).

Về Chính sách hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị quyết số 116/NQ-CP, Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Minh Tâm cho biết,  tính đến ngày 03/10/2021, BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị xã đã hoàn thành việc giảm mức đóng (bằng 0%) vào quỹ BHTN cho 1.973 đơn vị, doanh nghiệp/48.937 lao động thuộc diện giảm mức đóng, với tổng số tiền giảm đóng (tạm tính) là 30.715 triệu đồng. Đồng thời, tổng số người đã được duyệt giải quyết hỗ trợ: 30.712 người (trong đó: số người đang tham gia BHTN: 26.204 người, số người bảo lưu tham gia BHTN: 4.508 người). Tổng số tiền được phê duyệt hỗ trợ: 70.159.550.000 đồng, đã chi hỗ trợ đến người lao động: 69.009.050.000 đồng, chiếm tỷ lệ 98,4%.

Song song đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về việc phân bổ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số 3168/KH-UBND ngày 25/8/2021về tổ chức tiếp nhận và cấp phát gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Tỉnh giao Sở phối hợp với Cục dữ trữ Nhà nước khu vực Nam Trung bộ và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tiếp nhận gạo để cấp phát cho người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 với tổng số hộ/khẩu được nhận hỗ trợ gạo: 68.930 hộ/267.899 khẩu, mỗi khẩu hỗ trợ 15kg gạo, tương ứng với tổng số gạo hỗ trợ là 4.018.485 kg. Đến ngày 15/9/2021, các huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành việc cấp phát gạo đến người dân.

Bên cạnh đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã chi hỗ trợ đợt 1 cho 4.363 hộ nghèo và 278 người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người phụng dưỡng với mức 1.000.000 đồng/hộ; chi hỗ trợ đợt 2 cho huyện Tánh Linh và huyện Hàm Thuận Bắc với số tiền 1.000.000.000 đồng để thăm, hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Tổng kinh phí hỗ trợ là 5.641.000.000 đồng từ nguồn vận động đóng góp Quỹ phòng, chống dịch Covid -19 của tỉnh. Các huyện, thị xã, thành phố đã chi hỗ trợ cho 4.587 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách, hộ khó khăn đột xuất và 87.000 người lao động thất nghiệp không có việc làm do dịch Covid-19 với tổng số tiền 4.666.867.000 đồng từ nguồn vận động và nguồn nguồn Quỹ Vì người nghèo của địa phương.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà họp trực tuyến nghe lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận và các Sở, ngành địa phương báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ

Theo Giám đốc Sở LĐ – TBXH tỉnh Bình Thuận Nguyễn Thị Minh Tâm: Với tinh thần khẩn trương, tích cực, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo triển khai các Nghị quyết của Chính phủ và sớm cho chủ trương về chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, hộ nghèo, người cao tuổi không nơi nương tựa... trên địa bàn tỉnh.  Công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ được thưc hiện bằng nhiều hình thức phù hợp; các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đã phối hợp chặt chẽ, tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đạt kết quả khá tốt trong điều kiện toàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội, đặc biệt là 2 địa bàn trung tâm lớn của tỉnh (thành phố Phan Thiết và thị xã La gi) phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.  Việc thẩm định đối tượng được hỗ trợ đã được các xã, phường, thị trấn triển khai chặt chẽ, có thành lập hội đồng hoặc tổ thẩm định trước khi tổng hợp danh sách, trình phê duyệt; việc chi hỗ trợ cho người lao động ở một số địa phương được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt của UBND tỉnh. Công tác kiểm tra, giám sát được chú trọng. Đến nay, chưa phát hiện, chưa tiếp nhận ý kiến phản ánh có trường hợp tiêu cực hoặc lợi dụng chính sách để trục lợi.

Những khó khăn, tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác triển khai các Nghị quyết của Chính phủ vẫn còn tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện như:  Số lượng tiếp nhận hồ sơ của người lao động đề nghị hỗ trợ trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ thấp so với số dự kiến hỗ trợ. Đồng thời, tiến độ thẩm định, trình phê duyệt, thực hiện chi trả hỗ trợ sau khi có quyết định phê duyệt của UBND tỉnh ở một số địa phương còn chậm.Ngoài ra,  ở một số địa phương, người đứng đầu chưa quan tâm, sâu sát chỉ đạo triển khai thực hiện do đó có một số xã, phường yêu cầu về thủ tục đề nghị hỗ trợ không theo quy định, không tiếp nhận hồ sơ của người lao động khi đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, thủ tục hồ sơ ở một số chính sách trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội khó thực hiện theo quy định nhưng chưa được tháo gỡ kịp thời; Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ ở các xã, phường, thị trấn chưa được Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP ở cấp huyện quan tâm đúng mức. Nguyên nhân của những tồn tại trên có khách quan lẫn chủ qua như:  Nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu của một số địa phương ở cơ sở chưa cao. Các địa phương báo cáo số dự kiến hỗ trợ cao hơn so với số thực tế đủ điều kiện hỗ trợ nên tỷ lệ đạt thấp; hồ sơ đề nghị hưởng của người lao động chưa đảm bảo phải hướng dẫn, điều chỉnh bổ sung. Mặt khác, việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trong thời điểm toàn tỉnh tập trung cho công tác phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt tại thị xã La Gi, thành phố Phan Thiết có diễn biến dịch Covid-19 hết sức phức tạp trong khi đó nguồn nhân lực ở cấp cơ sở ít, công việc quá tải đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ triển khai thực hiện.

Các giải pháp trọng tâm

Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh Bình Thuận tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp trọng tâm để triển khai nhanh và hiệu quả Nghị quyết đến các đối tượng thụ hưởng. Một trong những giải pháp trong tâm từ nay đến cuối năm là tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết 116/NQ-CP, Nghị quyết số 126/NQ-CP của Chính phủ và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của UBND tỉnh bằng các hình thức phù hợp, đảm bảo thông tin chính sách hỗ trợ đến các đối tượng thụ hưởng được nắm, hiểu và thực hiện chính sách. Đồng thời, tỉnh thẩn trương rà soát tất cả người lao động trên địa bàn đảm bảo không để sót đối tượng thuộc diện được hỗ trợ nhưng chưa làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ; căn cứ kết quả rà soát, tổ chức hướng dẫn lập hồ sơ theo quy định, trình UBND tỉnh phê duyệt và kịp thời chi trả hỗ trợ. Phấn đấu hoàn thành trước ngày 15/12/2021.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP ngay sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khẩn trương tổng hợp số lượng, kinh phí hỗ trợ cho nhóm đối tượng lao động tự do, lao động đặc thù khác trình Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh cho ý kiến (đợt 2).  Xây dựng kế hoạch khắc phục ngay những hạn chế, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng  mắc và chấn chỉnh sai sót (nếu có). Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ cho Bộ Lao động – TB&XH theo quy định.

 

Đại diện các tổ chức tỉnh Bình Thuận trao quà cho các gia đình ở TP Phan Thiết gặp khó khăn, bị mất việc làm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tại cuộc họp trực tuyến về công tác kiểm tra thực hiện Nghị quyết 68, Quyềt định 23 của Thủ tướng và Nghị quyết 116 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận vào chiều ngày 11/11,  Thứ trưởn Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà đã đánh giá cao những kết quả đạt được của tỉnh Bình Thuận trong công tác triển khai các Nghị quyết của Chính phủ. Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cũng cho biết, Bình Thuận là một trong các địa phương đang chịu nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 với số người bị lây nhiễm COVID-19 cao; đồng thời tỉnh còn chịu những tác động của các địa phương lân cận, nhất là ảnh hưởng từ vùng dịch TPHCM và các tỉnh Đông Nam Bộ. Trong điều kiện thực tế của địa phương, Đảng bộ và các cấp chính quyền đã đoàn kết, vượt qua khó khăn, đạt được những kết quả khả quan, từng bước đẩy lùi, kiểm soát được dịch bệnh, khôi phục các hoạt động kinh tế, xã hội. Cùng với những kết quả đạt được từ công tác phòng, chống dịch, công tác an sinh xã hội cho người dân cơ bản đã được đảm bảo, đạt được những kết quả quan trọng; có thể nói, việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trên cơ sở thực hiện đồng bộ các chính sách của trung ương và địa phương là nền tảng quan trọng để công tác phòng chống dịch tại Bình Thuận đạt kết quả trong thời gian qua.


Vương Linh

TAG:
Tin khác
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Hà Nội: Thị trường lao động cuối năm có nhiều chuyển biến tích cực
Sóc Trăng: Gắn kết đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo
Quảng Ninh: Đẩy mạnh các hoạt động kết nối, giải quyết việc làm cho người lao động
Tìm giải pháp nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Yên Bái thúc đẩy nhân quyền, dành nhiều sự hỗ trợ về giải quyết việc làm cho người lao động
Trung tâm Dịch vụ việc làm Sơn La: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Một số khó khăn và nguyên nhân khi thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp ở Sơn La