Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Bình Dương hỗ trợ trên 100.000 lao động chưa đóng BHXH gặp khó khăn do đại dịch
01:29 PM 12/08/2021
(LĐXH)- Tỉnh Bình Dương có khoảng 109.000 người chưa tham gia bảo hiểm xã hội đang làm việc trong các doanh nghiệp tại địa phương gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 cần hỗ trợ.
(ảnh minh họa)
Nhóm đối tượng này chiếm khoảng gần 10% người lao động làm việc trong các doanh nghiệp ở Bình Dương. Họ đều chưa tham gia bảo hiểm xã hội với nhiều nguyên nhân: Đang trong thời gian thử việc, làm việc thời vụ, người sử dụng lao động không thực hiện ký hợp đồng lao động.
Theo Sở Lao động - Thương binh và xã hội Bình Dương, những lao động này không đáp ứng về điều kiện hỗ trợ theo quy định để hưởng các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ khi việc làm bị ảnh hưởng do tác động dịch Covid-19.
Sở Lao động - Thương binh và xã hội Bình Dương đã đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương bổ sung các đối tượng trên vào nhóm đối tượng được hỗ trợ tại Điểm h, khoản 1 điều 1 Quyết định số 9 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (về các đối tượng phải tạm dừng công việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19). Mức hỗ trợ là 1,5 triệu đồng/người (hưởng 1 lần duy nhất).
Sau khi xem xét, UBND tỉnh Bình Dương thống nhất hỗ trợ người lao động làm việc tại đơn vị, doanh nghiệp nhưng không bảo đảm về đối tượng và các điều kiện để được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
Theo đó, thống nhất bổ sung các đối tượng là người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội (khoảng 109.000 người) với nhiều nguyên nhân (người lao động đang trong thời gian thử việc, người lao động làm việc thời vụ, người sử dụng lao động không thực hiện ký hợp đồng lao động hoặc chưa thực hiện việc tham gia bảo hiểm xã hội đối với người lao động), có thời gian làm việc tại đơn vị, doanh nghiệp từ 30 ngày trở lên vào đối tượng áp dụng được quy định tại Điểm h, Khoản 1, Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND.

Đồng thời, cập nhật và công bố danh sách các đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng những người lao động nêu trên nhưng không thực hiện đúng quy định pháp luật lao động; đưa vào kế hoạch kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát ổn định.

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể đối tượng, điều kiện được hưởng. Việc hỗ trợ phải kịp thời, nhanh chóng và bảo đảm đúng quy định, công khai, minh bạch; tránh hiện tượng so bì, trục lợi chính sách.​/.

PV

TAG:
Tin khác
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Những giải pháp quan trọng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Một số khó khăn trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Bình Phước
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Hà Nội: Thị trường lao động cuối năm có nhiều chuyển biến tích cực
Sóc Trăng: Gắn kết đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo
Quảng Ninh: Đẩy mạnh các hoạt động kết nối, giải quyết việc làm cho người lao động
Tìm giải pháp nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Yên Bái thúc đẩy nhân quyền, dành nhiều sự hỗ trợ về giải quyết việc làm cho người lao động