Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Bình Định: 12.500 lao động bị ngừng việc do dịch Covid-19
10:20 AM 06/08/2021
(LĐXH) - Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định, tính đến ngày 30/6/2021, toàn tỉnh có trên 7.500 doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, trong đó có 150 doanh nghiệp trong Khu kinh tế, khu công nghiệp. Tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là trên 160.000 người, trong đó số lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong Khu kinh tế, khu công nghiệp là 20.000 người. Ngoài ra, có khoảng 10.000 cơ sở hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp với số lao động khoảng 161.000 người và khoảng 200 hợp tác xã với gần 3.000 lao động làm việc trong các hợp tác xã.
Nguy cơ lây lan dịch hiện hữu
Tính đến nay, số lao động ngừng việc do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 trong các doanh nghiệp trên toàn tỉnh là khoảng 12.500 người (trong đó, số lao động trong Khu kinh tế, khu công nghiệp khoảng 5.000 lao động). Bên cạnh đó, có khoảng 20% lao động làm việc trong các hộ kinh doanh, hợp tác xã phải ngừng việc, đặc biệt là số lao động làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ nhà hàng, lưu trú (hầu như 100% người lao đông phải ngừng việc trong lĩnh vực này).

Nhân viên y tế Bình Định lấy mẫu test nhanh SARS-CoV-2 cho người dân địa phương

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Định ngày càng phức tạp, đã có 10/11 huyện, thị xã, thành phố có các ca nhiễm F0. Toàn tỉnh hiện có 259 ca mắc đang điều trị tại bệnh viện, hàng chục nghìn ca F1 đang cách ly tại khu tập trung hoặc cách ly tại nhà. Đặc biệt, trong những ngày gần đây trong tỉnh liên tiếp ghi nhận các ca mắc mới từ các tỉnh phía Nam về và ngoài cộng đồng, trong đó có nhiều trường hợp chưa xác định từ nguồn lây, cho thấy nguy cơ lây lan dịch bệnh trên địa bàn tỉnh là rất lớn nếu không kịp thời có biện pháp mạnh để ngăn chặn. Vì vậy, từ ngày 01/8/2021, toàn tỉnh thực hiện giãn cách toàn xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, riêng toàn thị xã An Nhơn, xã Cát Tường, thị trấn Cát Tiến (huyện Phù Cát), xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước) áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Hỗ trợ các chính sách đảm bảo minh bạch, kịp thời
Ngay sau khi có Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh, Tỉnh ủy tập trung triển khai ngay các đối tượng từ điểm 1 đến điểm 11 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, các địa phương cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện tại địa phương. Tỉnh phân công trách nhiệm cho các sở, ngành các địa phương triển khai thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 trên địa bàn.
Tính riêng trong tháng 7/2021, ngành LĐ – TB&XH ã tập trung xét tuyệt trình UBND tỉnh phê duyệt chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo đó, có 3.070 doanh nghiệp và 71.407 lao động được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với tổng số tiền (tạm tính) 20.588.397.620 đồng.
Người dân nhận tiền chi trả từ Nghị quyết số 68/NQ-CP
Cùng với đó, hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đối với 02 đơn vị, với 13 lao động, kinh phí 52.230.000 đồng, trong đó hỗ trợ thêm 01 lao động đang mang thai, kinh phí 1.000.000 đồng; 03 lao động đang nuôi con chưa đủ 06 tuổi, kinh phí 3.000.000 đồng.
Về chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt hồ sơ 05 đơn vị cho 20 lao động, với số tiền 75,2 triệu đồng và 04 trường hợp đang nuôi con dưới 06 tuổi (trong đó có 01 trường hợp nuôi 02 con), với số tiền 05 triệu đồng.
Đối với viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch: 50 lao động là viên chức hoạt động nghệ thuật giữa chức danh nghề nghiệp hạng IV, với kinh phí 185.500.000 đồng và 82 lao động là hướng dẫn viên du lịch, với kinh phí 304.220.000 đồng; Hỗ trợ  09 hộ kinh doanh với kinh phí 27.000.000 đồng. Ngoài ra, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho 15 doanh nghiệp và 589 lao động có nhu cầu vay vốn để trả lương ngừng việc với số tiền 3.926.935.000 đồng.
Riêng đối với các chính sách Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động ngừng việc hiện chưa có hồ sơ phát sinh
Ngoài ra, sau khi Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ ban hành, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động tham mưu UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình Định theo quy định tại điểm 12 Mục II của Nghị quyết số 68/NQ-CP. Theo đó ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh; đồng thời đề nghị các huyện, thị xã, thành phố chủ động tạm ứng ngân sách địa phương để thực hiện chi trả trước các đối tượng sau khi UBND cấp tổng hợp, thẩm định danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp nhằm đảm bảo nhanh chóng, kịp thời. Đến nay đã có 11/11 huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát, thực hiện chi trả và lập danh sách phê duyệt gần 10.000 người, kinh phí gần 15 tỷ đồng.
  Mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu, hiện vẫn còn một số doanh nghiệp có lao động bị F0, F1 phải cách ly tạm dừng hợp đồng lao động nhưng doanh nghiệp chưa được cấp có thẩm quyền yêu cầu tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19 nên số lao động này không được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, trong khi đó doanh nghiệp không muốn vay trả lương cho đối tượng người lao động này.
Ngoài ra, việc áp dụng Phương án “03 tại chỗ” làm phát sinh nhiều chi phí cho doanh nghiệp như: Bố trí ăn 3 bữa, mua sắm đồ dùng, bố trí chỗ nghỉ lại cho người lao động, thực hiện test nhanh kháng nguyên, ngoài ra mặt bằng diện tích sản xuất không rộng (chỉ đủ để sản xuất), có nhiều doanh nghiệp không có chổ bố trí cho công nhân ở lại doanh nghiệp để sản xuất, cũng không có đủ trang thiết bị cung ứng cho sinh hoạt hàng ngày như nhà vệ sinh.
Trước những khó khăn trên, tỉnh Bình Định đã kiến nghị các Sở, ngành, Trung ương bổ sung đối tượng người sử dụng lao động được vay vốn trả lương ngừng việc trong trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021. Vì trong quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 38 quy định điều kiện phải ngừng việc từ 15 ngày trở lên.
Cùng với đó, hỗ trợ thêm đối với số người điều trị do bị nhiễm COVID-19 (F0), với mức 01 lần là 3.710.000 đồng/người ngoài chính sách được hỗ trợ tiền ăn theo quy định. Tỉnh cũng kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản hướng dẫn người sử dụng lao động trong việc sử dụng kinh phí có được từ chính sách giảm mức đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN để hỗ trợ cho người lao động phòng chống dịch./.
Hà Giang
 
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam - Phần Lan
Kiếm hàng nghìn USD nhờ bán video cho các công ty AI
Ký kết hợp tác về dịch chuyển chuyên gia, lao động có kỹ năng nghề giữa Việt Nam và Phần Lan
Sơn La: Hơn 22 nghìn lao động được giải quyết việc làm
Tiếp viên hàng không bỏ nghề về nuôi lợn kiếm tiền khủng
Đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Hà Nội thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển lao động
Quận Cầu Giấy hỗ trợ hơn 1,6 tỷ đồng cho công nhân lao động đón Tết Ất Tỵ 2025
Thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng trong năm 2024