Tạo động lực giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Minh Hóa
(LĐXH) - Nhận thức được công tác giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số là yếu tố quan trọng, không chỉ giúp đồng bào thoát nghèo mà còn là động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), trong thời gian qua, huyện đã lồng ghép triển khai đồng bộ và thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa nguồn sinh kế cho đồng bào.
Thanh Hóa thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững
(LĐXH) - Thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2016 - 2020, hàng năm UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành các quyết định giao chỉ tiêu giảm nghèo (số hộ) và chỉ tiêu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho các huyện và giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, đơn vị thực hiện. Giai đoạn 2016 đến nay, bình quân năm giảm nghèo đạt 2,54%. Thu nhập tăng, người nghèo cũng có thêm cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản tốt hơn.
Nguồn vốn tín dụng chính sách cho vay hộ nghèo: Chưa đáp ứng nhu cầu
Thời gian qua, từ vốn vay tín dụng chính sách, nhiều hộ gia đình ở ngoại thành Hà Nội đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định. Tuy nhiên, do việc chuyển nguồn vốn từ ngân sách ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố còn nhiều khó khăn nên chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân, nhất là hộ nghèo.
Bắc Kạn đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững
(LĐXH)- Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, các cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Bắc Kạn đã xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm nên tích cực vận động các tầng lớp nhân dân tham gia với quyết tâm vươn lên thoát nghèo, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững đã đề ra.
Quảng Nam: Kết quả sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
(LĐXH) Trong những năm qua, với sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhờ việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần tạo sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo.
Quảng Nam: Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận với chính sách giảm nghèo
(LĐXH) Với việc thực hiện hiệu quả hoạt động truyền thông và giảm nghèo về thông tin, thời gian qua, người dân, nhất là bộ phận người nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được tiếp cận với chủ trương, chính sách về giảm nghèo, qua đó giúp họ nắm bắt được thông tin, tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào cuộc sống, lao động, sản xuất, góp phần nâng cao đời sống và thoát nghèo bền vững.
Thanh Hóa: Nhân rộng mô hình giảm nghèo
Khu vực miền núi xứ Thanh có tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số cao, điều đó tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh cùng các sở, ban, ngành địa phương trong tỉnh thông qua hàng loạt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế để hàng ngàn hộ nghèo thay đổi tư duy, nhận thức, học tập trong cách làm ăn, giúp người nghèo có cơ hội thoát nghèo bền vững.
Xin ra khỏi hộ nghèo - Chuyện cũ mà mới ở Đầm Hà
Chuyện người dân tự nguyện viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo không còn là hiếm và mới ở Quảng Ninh. Thế nhưng ở Đầm Hà, việc làm này đã mang đến làn gió mới cho “cuộc cách mạng” giảm nghèo vốn đang gặp phải rất nhiều khó khăn. 183 đơn đăng ký thoát nghèo là minh chứng cho sự nỗ lực của chính quyền và người dân. Càng ý nghĩa hơn khi tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước vốn tồn tại từ lâu trong một bộ phận người dân đang dần được xóa bỏ.
Gần 50 bệnh nhân được trả chi phí khám chữa bệnh hàng tỷ đồng
(LĐXH) - Theo thông tin từ Hệ thống thông tin Giám định BHYT, BHXH Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2018 đã có 50 trường hợp bệnh nhân được Quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB BHYT từ gần 830 triệu cho đến hơn 4,7 tỷ đồng.
Tăng cường giảm tỷ lệ nợ đọng BHXH, BHYT xuống mức thấp nhất
(LĐXH) – Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến cuối tháng 9/2018, toàn quốc số nợ BHXH, BHYT, BHTN là 6.457 tỷ đồng, bằng 3,4% kế hoạch thu. Nhằm bảo đảm quyền lợi của người lao động, nhiều địa phương đang thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nợ đọng BHXH xuống mức thấp nhất trong những tháng cuối năm 2018.