Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
161 doanh nghiệp ở Cần Thơ thực hiện phương án “vừa cách ly, vừa sản xuất”
08:53 PM 08/08/2021
(LĐXH)- Tính đến thời điểm hiện tại, thành phố Cần Thơ có 276 doanh nghiệp sản xuất ngoài khu công nghiệp gửi phương án, 161 doanh nghiệp được chấp nhận phương án “vừa cách ly, vừa sản xuất”, 389 doanh nghiệp không đủ điều kiện phải tạm dừng hoạt động để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Trong thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 đã bùng phát trên địa bàn thành phố Cần Thơ và một số địa phương lân cận với những diễn biến ngày càng phức tạp. Để thực hiện việc phòng, chống dịch Covid-19 có hiệu quả, thành phố Cần Thơ đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 19/7/2021 đến ngày 16/8/2021. Trong quá trình thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 đã đặt ra nhiều thách thức, rủi ro cho thành phố Cần Thơ trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì, phát triển kinh tế”. Bởi lẽ, hầu hết các doanh nghiệp đều phải tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động với các quy định phòng, chống dịch bệnh cao. Do đó đã làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, người lao động và hoạt động của các doanh nghiệp; cơ sở sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tác động trực tiếp đến thị trường lao động của thành phố Cần Thơ.

Các doanh nghiệp Cần Thơ bố trí nơi rửa và sát khuẩn tay thường xuyên cho công nhân nhằm bảo đảm phòng dịch bệnh

Trước khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch bệnh, thành phố Cần Thơ có tổng số 11.667 doanh nghiệp đang hoạt động với 137.591 lao động; trong đó doanh nghiệp trong các khu công nghiệp là 170 doanh nghiệp với 32.118 lao động.
Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Cần Thơ, tính đến thời điểm hiện tại, toàn thành phố có 276 doanh nghiệp sản xuất ngoài khu công nghiệp gửi phương án, 161 doanh nghiệp được chấp nhận phương án “vừa cách ly, vừa sản xuất”, 389 doanh nghiệp không đủ điều kiện nên tạm dừng hoạt động. Trong đó bao gồm các doanh nghiệp hoạt động không gửi phương án, doanh nghiệp gửi phương án không đạt và 06 doanh nghiệp đã được chấp nhận phương án nhưng Sở Công Thương Cần Thơ đề nghị tạm ngưng hoạt động sau kiểm tra.
Để hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp tục sản xuất kinh doanh trong thời gian giãn cách, phòng, chống dịch bệnh, Cần Thơ đã cho phép và hỗ trợ các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu được lưu thông nhưng phải đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch theo quy định của cơ quan y tế...
Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, tính đến ngày 06/8/2021, thành phố Cần Thơ đã thực hiện giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho 3.619 người sử dụng lao động, tương ứng 91.567 người lao động với số tiền 30,357 tỷ đồng. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất cho 02 người sử dụng lao động, 115 người lao động với số tiền 888,057 triệu đồng. Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương cho 45 người và hỗ trợ thêm cho trẻ em dưới 6 tuổi với số tiền 183,95 triệu đồng. Hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch cho 48 đối tượng với số tiền 178,08 triệu đồng.

Công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Công ty TNHH Kwong Lung Meko - Khu Công nghiệp Trà Nóc 1 (thành phố Cần Thơ)

Ngoài ra, trong ngày 07/8/2021, thành phố Cần Thơ đã phê duyệt hỗ trợ 64 lao động tự do (người bán lẻ xổ số lưu động) với kinh phí là 76,8 triệu đồng. Lũy kế đã phê duyệt hỗ trợ 6.804 người bán lẻ xổ số lưu động với kinh phí gần 8,165 tỷ đồng; trong đó đã chi trả tiền hỗ trợ đến tay 6.303 người với số tiền trên 7,563 tỷ đồng.
Không chỉ vậy, nhằm góp phần chung tay chăm lo trợ giúp người nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch, thành phố Cần Thơ đã huy động sự tham gia của MTTQ các cấp cùng với các tổ chức thành viên, các tổ chức tôn giáo, các ban, ngành bằng nhiều hoạt động thiết thực lan tỏa yêu thương.
Cụ như hỗ trợ các suất cơm miễn phí cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các điểm phong tỏa, các khu cách ly; tặng quà nhu yếu phẩm, rau củ quả cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, các hộ trong khu vực bị phong tỏa… Đồng thời, duy trì mô hình “Chợ 0 đồng”, “Bếp yêu thương”, “Chuyến xe yêu thương”, “ATM gạo”... để san sẻ khó khăn, cùng nhau vượt qua đại dịch.
Việc vận động cung cấp, hỗ trợ các vật tư y tế, các nhu yếu phẩm thiết yếu cho các hộ dân trong khu phong tỏa, cách ly; hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn, người lao động bị mất việc làm, sinh viên ở trọ và lực lượng tham gia phòng, chống, dịch… đã được các cơ quan, đơn vị các cấp, các ngành quan tâm thực hiện thường xuyên hàng ngày.
Kế quả, riêng trong ngày 7/8/2021, toàn thành phố đã vận động 2.727 suất cơm, 3.297 phần quà, 4,850 tấn gạo, 500 thùng mì gói, 900 trứng gà, 17,938 tấn rau, củ các loại, 100 bộ đồ bảo hộ cùng nhiều phần quà, các nhu yếu phẩm khác với tổng trị giá gần 814 tỷ đồng. Qua đó, nâng tổng số kinh phí đã vận động đến nay đạt hơn 27 tỷ đồng.
Chí Tâm
TAG:
Tin khác
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Những giải pháp quan trọng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Một số khó khăn trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Bình Phước
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Hà Nội: Thị trường lao động cuối năm có nhiều chuyển biến tích cực
Sóc Trăng: Gắn kết đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo
Quảng Ninh: Đẩy mạnh các hoạt động kết nối, giải quyết việc làm cho người lao động
Tìm giải pháp nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Yên Bái thúc đẩy nhân quyền, dành nhiều sự hỗ trợ về giải quyết việc làm cho người lao động