Tiếp tục hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động
(LĐXH) - Bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, là một công cụ quản trị thị trường lao động hữu hiệu nhằm hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động và là loại hình bảo hiểm ngắn hạn, bắt buộc, mang tính chia sẻ rủi ro cao trên nguyên tắc đóng - hưởng. Chỉ những người lao động, người sử dụng lao động tham gia tham gia mới được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi gặp khó khăn, rủi ro.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp được quy định trong Luật Việc làm, gắn với thị trường lao động, là công cụ quản trị thị trường lao động, với mục tiêu hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động khi tham gia chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm bảo vệ, duy trì việc làm; ngăn ngừa, hạn chế sa thải lao động dẫn đến thất nghiệp; tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động để họ sớm tìm được việc làm; thay thế, bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi thất nghiệp góp phần bảo đảm ổn định kinh tế, chính trị - xã hội.
Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi về bảo hiểm thất nghiệp được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển các nội dung về bảo hiểm thất nghiệp tại Luật Việc làm năm 2013, đồng thời, cụ thể hóa theo định hướng cải cách tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để chính sách bảo hiểm thất nghiệp thực sự là công cụ quản trị thị trường lao động hiệu quả, hỗ trợ tốt hơn người lao động và người sử dụng lao động góp phần an sinh xã hội, sự phát triển trong kỷ nguyên mới.
Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi về bảo hiểm thất nghiệp được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển các nội dung về bảo hiểm thất nghiệp tại Luật Việc làm năm 2013, đồng thời, cụ thể hóa theo định hướng cải cách tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để chính sách bảo hiểm thất nghiệp thực sự là công cụ quản trị thị trường lao động hiệu quả, hỗ trợ tốt hơn người lao động và người sử dụng lao động góp phần an sinh xã hội, sự phát triển trong kỷ nguyên mới.

- Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Để thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW và phù hợp với Luật Bảo hiểm xã hội 2024, dự thảo Luật đã bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; người lao động làm việc không trọn thời gian; người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã. Đồng thời, bổ sung quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với đối tượng khác ngoài đối tượng đã quy định mà có việc làm, thu nhập ổn định, thường xuyên trên cơ sở đề xuất của Chính phủ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
- Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi quy định theo hướng căn cứ vào tình hình kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, dự báo tình hình thu – chi bảo hiểm thất nghiệp trong năm, Chính phủ quy định mức cụ thể mức đóng bảo hiểm thất nghiệp phù hợp nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động kịp thời (nhất là trước các tác động bất lợi như khủng hoảng, suy thoái, dịch bệnh…) và tối đa bằng 1% tiền lương tháng.
Bổ sung quy định về giảm tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động khi tuyển và sử dụng người lao động là người khuyết tật (thời gian giảm đóng không quá 12 tháng) nhằm khuyến khích tạo việc làm cho đối tượng này.
- Sửa đổi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, bổ sung 3 trong 4 chế độ quy định tại Luật Việc làm năm 2013, cụ thể:
(i) Chế độ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được sửa đổi, bổ sung điều kiện để người sử dụng lao động dễ tiếp cận chính sách;
(ii) Chế độ hỗ trợ tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động được sửa đổi theo hướng mở rộng phạm vi hỗ trợ (các khóa đào tạo nghề, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề) và bổ sung nội dung hỗ trợ (tiền ăn) cho người lao động trong thời gian tham gia;
(iii) Trợ cấp thất nghiệp: Sửa đổi phù hợp với định hướng tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương (Hội nghị lần thứ 7 khoá XII) về cải cách chính sách tiền lương; đơn giản hoá, giảm thủ tục hành chính cho người lao động trong quá trình hưởng trợ cấp thất nghiệp./.
Minh Hữu
TAG: