Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Xuất khẩu lao động Quảng Ngãi: Gặp nhiều khó khăn
06:26 PM 27/02/2019
Năm 2018, chỉ tiêu xuất khẩu lao động của tỉnh là 1.800 lao động. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối năm, toàn tỉnh chỉ có khoảng 1.000 lao động đi xuất khẩu (đạt gần 60%).
Anh Võ Văn Chanh, cộng tác viên xuất khẩu lao động ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (bên trái) thăm hỏi gia đình có con đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản.
Chất lượng lao động thấp

Năm 2018, chỉ tiêu xuất khẩu lao động (XKLĐ) của huyện Bình Sơn là 400 lao động, nhưng đến nay chỉ có 200 lao động đi xuất khẩu. Phó Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Bình Sơn Phạm Công Hiền cho biết: Những năm gần đây, thị trường XKLĐ mà tỉnh hướng đến chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, nhưng nguồn lao động của huyện không đáp ứng yêu cầu của thị trường này.
Còn tại huyện Trà Bồng, chỉ tiêu xuất khẩu lao động trong năm 2018 là 40 lao động, nhưng đến nay cũng mới có 34 người XKLĐ sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Phó Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Trà Bồng Nguyễn Đức Phong lý giải nguyên nhân đạt thấp là do trình độ học vấn, nhận thức của đa số người dân  còn hạn chế; ngại đi làm xa, ít tiến bộ trong học ngôn ngữ bản địa. Bên cạnh đó, địa bàn huyện thiếu giáo viên để đào tạo nghề lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp, như gò hàn, may mặc... nên chất lượng lao động không đảm bảo.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Võ Duy Yên cho biết: Những năm trước, số lao động xuất khẩu sang các thị trường các nước  Malaysia, Philippines trốn việc, bỏ về nước, không được trả đúng lương... nên cũng ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động. Để đạt chỉ tiêu XKLĐ  đề ra trong năm nay là rất khó, nhất là ở các huyện miền núi. Do đó, cần phải tiếp túc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong công tác XKLĐ.

Các địa phương trong tỉnh hiện đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác XKLĐ. Đối với huyện Bình Sơn, năm 2018 đã tổ chức 12 lớp tập huấn về XKLĐ nhằm nâng cao chất lượng tư vấn, định hướng, phổ biến các quy định, quyền lợi khi đi lao động ở nước ngoài cho người lao động. Tiến hành củng cố số đội ngũ cộng tác viên XKLĐ ở từng xã, thị trấn, với tổng số 50 người.

Anh Võ Văn Chanh, cộng tác viên XKLĐ ở xã Bình Hải (Bình Sơn) cho biết: Năm nay, xã có gần 10 người sang Nhật làm việc. Địa phương đã lồng ghép tuyên truyền chủ trương, quyền lợi khi tham gia xuất khẩu lao động trong các cuộc họp khu dân cư; đồng thời tích cực hỗ trợ người lao động làm các thủ tục, giấy tờ, vay vốn để tham gia XKLĐ theo đúng chế độ.
Cũng theo anh Chanh, dù công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, nhưng trên địa bàn xã vẫn có một trường hợp bị lừa tiền khi đăng ký XKLĐ trên mạng. Sau đó, xã đã giúp thanh niên này kịp thời làm các giấy tờ, hồ sơ vay vốn theo diện gia đình khó khăn và hiện đã sang Nhật làm việc.
Theo Báo Quảng Ngãi
TAG:
Tin khác
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Kiên Giang tập trung thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thành phố Thái Nguyên: Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại Ngày hội việc làm năm 2024
Cà Mau: Giải quyết việc làm cho hơn 42.000 lao động trong 9 tháng đầu năm 2024
Hội thao kỹ thuật cấp cứu mỏ: Duy trì tác phong cứu hộ chuyên nghiệp và kỷ luật