Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Vĩnh Long phấn đấu có 12.000 lao động được vay vốn giải quyết việc làm
02:50 PM 02/06/2021
(LĐXH)- Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Vĩnh Long phấn đấu tạo việc làm mới cho khoảng 100.000 lao động, trong đó có 8.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và 12.000 lao động được giải quyết việc làm thông qua nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm.
Ngày 1/6/2021, UBND tỉnh Vĩnh Long đã có Quyết định số 1302/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, Đề án sẽ góp phần duy trì và giảm tỷ lệ thất nghiệp hàng năm ở mức dưới 3% trong giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo; tiếp tục duy trì tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn ở mức trên 90%; ngăn ngừa, giảm thiểu tối đa việc thiếu việc làm, lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh. Dự kiến tổng nguồn vốn thực hiện Đề án trong 5 năm, giai đoạn 2021 – 2025 là khoảng 400 tỷ đồng (bao gồm nguồn vốn trung ương và nguồn vốn địa phương).

Nhiều hộ dân ở Vĩnh Long được vay vốn giải quyết việc làm để tạo việc làm ổn định cuộc sống

Cụ thể, giai đoạn 2021 – 2025, Vĩnh Long đặt mục tiêu cho vay giải quyết việc làm tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hô ̣ gia đình nhằm tạo việc làm mới và tăng thêm việc làm cho người lao động; trợ giúp người thất nghiệp, người thiếu việc làm tự tạo việc làm, qua đó từng bước nâng cao điều kiện sống của những hộ có thu nhập thấp. Đồng thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các xã nông thôn mới , xã có đông đồng bào dân tộc và các xã thuộc vùng khó khăn; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa người nghèo và cộng đồng dân cư. Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, thúc đẩy nhanh kết quả hoàn thành các tiêu chí của xã nông thôn mới, góp phần giảm nghèo bền vững của tỉnh. Tăng mức cho vay bình quân khoảng 25 - 35 triệu đồng/01 lao động để nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm.
Được biết, trong giai đoạn 2014 - 2020, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Vĩnh Long đã giải ngân cho vay 246.400 triệu đồng với 11.214 lượt hộ vay, tổng số lao động được tạo việc làm qua chương trình cho vay là 10.876 lao động, trong đó lao động nữ 5.875 người, lao động là người khuyết tật 150 người, lao động là người dân tộc thiểu số 1.150 người, doanh số thu nợ đạt 175.200 triệu đồng. Dư nợ đến 31/12/2020 đạt 140.699 triệu đồng, với 5.808 hộ còn dư nợ; trong đó nguồn vốn Trung ương là 103.530 triệu đồng với 4.220 khách hàng còn dư nợ, nguồn vốn đầu tư ủy thác của địa phương 37.169 triệu đồng, với 1.588 khách hàng còn dư nợ…
Qua đánh giá, chính sách cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã mang lại hiệu quả hết sức thiết thực về mặt kinh tế, chính trị - xã hội. Cụ thể, đã góp phần đáng kể vào mục tiêu phát triển kinh tế tại địa phương, đặc biệt tạo điều kiện cho hộ vay chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, sản xuất - kinh doanh sử dụng vốn vay có hiệu quả. Thông qua chính sách cho vay các hộ vay vốn mạnh dạn đầu tư vào các dự án trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất - kinh doanh trong việc phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cuộc sống cho gia đình và xã hội.
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và sự tích cực, nỗ lực của các ngành, đơn vị liên quan, hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm giai đoạn 2014 - 2020 đã góp phần tạo việc làm cho gần 10.876 lao động trên địa bàn tỉnh, phát huy được tiềm năng sẵn có về tài nguyên đất đai, kinh nghiệm sản xuất ở địa phương. Đề án đã góp phần khôi phục các ngành nghề truyền thống, hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã để mở rộng sản xuất, thu hút tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lao động nữ, người khuyết tật, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.
Trong đó, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho vay trong những năm qua đã đạt hiệu quả tích cực, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh được hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn này đã phát huy hiệu quả, giải quyết được việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi tại khu vực thành thị và nông thôn, đồng thời tạo được nguồn thu nhập cho hộ gia đình.
Phải nói rằng, trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Long luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đây chính là nhân tố cơ bản, quyết định tạo thêm nhiều việc làm mới. Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ trực tiếp được đẩy mạnh đã góp phần quan trọng cho thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Hàng năm, tỉnh đào tạo nghề cho hơn 30.000 người, giải quyết việc làm mới cho từ 20.000 – 27.000 lao động, trong đó cho vay giải quyết viêc̣ làm hơn 1.800 lao đôṇ g, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp hàng năm trên địa bàn.

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
TP.HCM: Giải quyết việc làm cho 221.337 lượt lao động
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa 1.000 lao động Việt Nam sang Australia làm việc góp phần nâng cao quan hệ đối tác hai nước
Hà Nội: Giải quyết việc làm cho trên 164 nghìn lao động trong 8 tháng đầu năm 2024
Những kết quả trong giải quyết việc làm ở Quảng Trị
Hỗ trợ kết nối cung cầu lao động trên địa bàn tỉnh Nam Định
TP Đà Nẵng: Ước giải quyết việc làm cho 26.970 lao động trong 8 tháng đầu năm
Bình Định: 6 tháng đầu năm giải quyết việc làm cho 13.000 lao động
TP.HCM: Nhiều việc làm dành cho người khuyết tật
Huyện Ea Kar đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường và an toàn, vệ sinh lao động