Hội thảo Định hướng Chiến lược lao động, việc làm và phát triển kỹ năng giai đoạn 2021 – 2030
(LĐXH) Sáng ngày 14/5, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Tổ chức Hanns Seidel (Đức) tổ chức Hội thảo quốc tế Định hướng chiến lược lao động, việc làm và phát triển kỹ năng giai đoạn 2021 – 2030 nhằm đánh giá tình hình các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng xây dựng chiến lược ngành trong giai đoạn 2021 – 2030. Đoàn Chủ tịch chủ trì Hội thảo gồm có ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội và Tiến sĩ Axel Neubert, Trưởng đại diện Văn Phòng HSF tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Tích cực kết nối cung - cầu lao động
(LĐXH)-Thông tin về cung - cầu lao động được cung cấp kịp thời tới các nhà tuyển dụng, người lao động, cơ sở đào tạo, đặc biệt những nhà hoạch định chính sách để có định hướng điều tiết cung cầu lao động là nhu cầu tất yếu của quy luật phát triển thị trường lao động, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Huyện Gia Lâm tổ chức Phiên giao dịch việc làm năm 2019
Ngày 12/5, tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên, UBND huyện Gia Lâm phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội tổ chức phiên giao dịch việc làm năm 2019.
Chính sách giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất
Người lao động bị thu hồi đất là những người thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi (sau đây gọi tắt là người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp); và những người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chỗ ở (sau đây gọi tắt là người lao động bị thu hồi đất kinh doanh).
Điều dưỡng viên đi học nghề tại Đức được hưởng lương 34 triệu đồng/tháng
(LĐXH)- Trong thời gian học nghề tại các cơ sở đào tạo và tiếp nhận của Đức, học viên được hưởng lương học nghề tối thiểu đối với năm thứ nhất là 1.050 EUR/tháng (tương đương 27,5 triệu đồng), năm thứ hai là 1.200 EUR/tháng (tương đương 31 triệu đồng) và năm thứ ba 1.300 EUR/tháng (tương đương 34 triệu đồng)...
Những nỗ lực trong giải quyết việc làm ở Lâm Thao
(LĐXH)- Xác định việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo mở việc làm là một trong những giải pháp cơ bản, mang tính bền vững để xóa đói giảm nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội nên huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã tập trung mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp cho công tác này và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bình Dương: Quan tâm dạy nghề, giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ
(LĐXH) Những năm qua, các cấp, các ngành ở tỉnh Bình Dương rất quan tâm, chăm lo đến công tác tư vấn, dạy nghề và giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ (BĐXN) . Nhờ đó, nhiều quân nhân đã được học nghề, có việc làm, cuộc sống ổn định.
Quảng Ninh: "Chìa khóa" để tạo việc làm cho thanh niên
Đào tạo, giải quyết việc làm cho thanh niên, nhất là thanh niên vùng cao luôn là bài toán khó của các địa phương. Với vai trò là người bạn đồng hành, những năm qua, Đoàn thanh niên (ĐTN) các cấp đã có nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm trao thêm cơ hội cho các bạn đoàn viên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, nhất là những thanh niên ở khu vực nông thôn.
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Huyện Bình Tân (Vĩnh Long)
(LĐXH) Huyện Bình Tân (tỉnh Vĩnh Long) là huyện nông nghiệp với 87% dân số thuộc khu vực nông thôn, cơ cấu lao động có chiều hướng chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Do đó, tạo việc làm thường xuyên và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn được xem là nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.
Tuyên Quang quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 4.574 người
(LĐXH)- Ở Tuyên Quang, thời gian qua việc triển khai thực hiện chính sách BHTN có bước chuyển biến tích cực, qua đó đã giúp người lao động khắc phục phần nào khó khăn trong thời gian bị thất nghiệp, giúp họ có khoản hỗ trợ cần thiết trong thời gian tìm kiếm công việc mới.