Tham dự Hội thảo có ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM; ông Marko Walde, Trưởng đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam; Ông Trần Công Chánh, Chủ tịch Hiệp hội các trường Cao đẳng, Trung cấp Kinh tế, Kỷ thuật Việt Nam; Bà Trần Thị Kim Ngọc, phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương miền Trung và các thầy giáo – cô giáo của các trường cao đẳng, cao đẳng nghề trong khu vực.
Nội dung của Hội thảo nhằm thông tin về cơ hội việc làm lâu dài tại Đức cho người lao động Việt Nam có tay nghề trên cơ sở Dụ án tuyển dụng nhân lực chất lượng cao làm việc tại Đức do GIC/AHK tổ chức. Theo đó, Dự án được hình thành nhằm hỗ trợ thực hiện Luật Nhập cư Lao động lành nghề, lần đầu tiên Đức được công nhận là một quốc gia nhập cư, cho phép người lao động có tay nghề trong tất cả các ngành sang làm việc tại Đức. Dự án tuyển dụng nhân lực chất lượng cao tại Đức được tài trợ bởi Bộ Kinh tế và Năng lượng (BMWi) CHLB Đức phối hợp cùng Cục Việc làm Liên bang Đức (Bundesagentur); Công ty DIHK trực thuộc Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức; Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại nước ngoài (AHK) và IHK Foreign Skills Approval (IHK FOSA), công nhận văn bằng của lao động nước ngoài.
Ông Marko Walde, Trưởng đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam
Dự án sẽ diễn ra trong vòng 3 năm, từ năm 2020 đến năm 2023. Mục tiêu của Dự án là hướng đến các lao động có trình độ chuyên môn từ các nước ngoài EU sang làm việc tại Đức cho một số ngành nghề.
Điều kiện ứng tuyển là các đối tượng lao động từ 22 tuổi trở lên; không phân biệt giới tính; đã tốt nghiệp Cao đẳng/ Cao đẳng nghề/ Đại học (liên thông từ Cao đẳng); có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, Điện – điện tử hoặc Kỹ thuật chế biến món ăn (Đầu bếp); và có mong muốn sinh sống, làm việc lâu dài tại Đức.
Dự án được triển khai và tài trợ bởi Chính phủ CHLB Đức nên chất lượng việc làm được đảm bảo Cục Việc làm Liên bang Đức – thoả yêu cầu pháp lý, công việc phù hợp, mức lương xứng đáng, đãi ngộ công bằng, nguyên tắc trả lương bình đẳng giữa lao động nước ngoài và lao động người Đức có cùng trình độ. Ngoài ra, chi phí 100% minh bạch, ứng viên biết rõ ngay từ đầu giữa chi phí được tài trợ và chi phí tự đóng góp, không phụ thu bất kỳ phí dịch vụ và phí môi giới khác.
Chủ tịch Hiệp hội các trường Cao đẳng, Trung cấp Kinh tế, Kỷ thuật Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Bên cạnh đó, Dự án còn tại trợ miễn phí cho ứng viên học và thi lấy bằng tiếng Đức B1 (tại Việt Nam) và B2 (tại Đức); hỗ trợ toàn bộ phí xin công nhận văn bằng, visa, dịch thuật hồ sơ và phí học khoá bổ sung kiến thức tại Đức. Bên phía dự án sẽ hỗ trợ tận tình, đồng hành cùng các ứng viên trong suốt quá trình từ Việt Nam cho đến khi ổn định cuộc sống tại Đức.
Phát biểu tại buổi hội thảo, Ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM cho biết: “Chương trình mang lại những lợi ích tích cực cho các trường học và các ứng viên có điều kiện học tập và rèn luyện ở nước tiên tiến. Hội Giáo dục và Nghề nghiệp TPHCM rất vui khi đồng hành với dự án, và sẽ tiến hành nhiều cách thức truyền thông đến các trường học và đối tượng phù hợp với dự án.”
Các đại biểu cha sẽ tại Hội thảo
Ngoài ra, tại Hội thảo ông Trần Công Chánh, Chủ tịch Hiệp hội các trường Cao đẳng, Trung cấp Kinh tế, Kỷ thuật Việt Nam nêu ra các vẫn đề cần lưu ý như: Về công tác đào tạo tiếng Đức, những ứng viên ở các đô thị xa sẽ gặp khó khăn hơn so với các ứng viên cư trú tại các đô thị trọng điểm. Hai là về vấn đề tài chính khi sang Đức, bên đối tác cần phối hợp tốt với chính phủ Việt Nam để hỗ trợ vay vốn cho các ứng viên ổn định khi làm việc tại nước ngoài.” Còn theo Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc thì bày tỏ mong muốn được hợp tác cho các ứng viên khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Trong khuôn khổ dự án, Việt Nam là đối tác chiến lược và quan trọng đối với Đức. Ông Marko Walde hy vọng dự án sẽ thành công, cùng các đối tác và đồng nghiệp đưa dự án lên một tầm cao mới.
Ký kết hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao làm việc tại Đức
Mỹ Dung