An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
TPHCM: Kết nối và phát triển Công tác xã hội
10:19 AM 26/03/2021
(LĐXH) – Ngày 25/3/2021, Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM (HCE) phối hợp với Hội Giáo dục Nghề nghiệp (GDNN) TPHCM và Câu lạc bộ Công tác xã hội (CLB CTXH) Chuyên nghiệp tổ chức Kỷ niệm “Ngày công tác xã hội Việt Nam” 25/3 năm 2021 tại Cơ sở 2- Trường Cao đẳng kinh tế TP.HCM (Địa chỉ: 238, Đường 3/2, Q.10, TP.HCM) với chủ đề: “Kết nối và phát triển Công tác xã hội”. Buổi lễ, nhằm đẩy mạnh hoạt động giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm của những người làm CTXH trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, cơ sở xã hội,… trên địa bàn Thành phố.

Ông Khê Văn Mạnh, Bí thư Đảng bộ, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM phát biểu ôn lại truyền thống “Ngày Công tác xã hội Việt Nam”.

Tham dự buổi lễ có ông Khê Văn Mạnh, Bí thư Đảng bộ, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM;  NGƯT Nguyễn Minh Thành – Chủ tịch danh dự Hội GDNN TPHCM; ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội GDNN TP.HCM; đại diện Sở LĐ-TB&XH, Sở GD-ĐT và đại diện tổ chức NGO, CLB CTXH Chuyên nghiệp, các trường đào tạo CTXH trên đại bàn TP.HCM, tổ chức xã hội trong và ngoài nước cùng quý thầy cô giáo Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM và sinh viên khoa CTXH tham dự.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Khê Văn Mạnh đã ôn lại chặng đường truyền thống “Ngày Công tác xã hội Việt Nam”, đồng thời đánh giá, tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề CTXH. Ông Khê Văn Mạnh cũng cho rằng: chúng ta cần phải ghi nhận vai trò và đóng góp của người làm CTXH trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, góp phần bảo vệ và thúc đẩy bảo đảm thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân. “Buổi lễ cũng là cơ hội để khoa CTXH trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM tạo ra sự kết nối với Sở LĐTBXH, Sở GĐ&ĐT Thành phố; các tổ chức, cơ sở, trung tâm bảo trợ xã hội , các chuyên gia để thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghề CTXH cho TP.HCM giai đoạn 2021 – 2030 gắn với Quyết định 112 của Chính phủ về Chương trình Phát triển CTXH giai đoạn 2021 – 2030”: ông Khê Văn Mạnh cho hay.

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm Ngày công tác xã hội 25/3

Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM bắt đầu tuyển sinh ngành CTXH từ năm 2014. Chương trình đào tạo CTXH của trường có thời lượng thực hành kỹ năng nghề nghiệp hơn 50%, gắn với bệnh viện, trường học, trung tâm bảo trợ xã hội, các dự án phát triển cộng đồng. Năm 2021, HCE dự kiến xét tuyển 140 chỉ tiêu ngành CTXH (cao đăng: 100 và trung cấp: 40 chỉ tiêu). Qua khảo sát của HCE, qua 4 khóa đã tốt nghiệp, có hơn 90% sinh viên CTXH ra trường có việc làm, là chuyên viên, nhân viên CTXH tại bệnh viện, trường học, trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH, các chương trình dự án phát triển cộng đồng...

Hội GDNN TP.HCM có Quyết định thành lập Ban tư vấn Phát triển CTXH

Còn theo ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội GDNN TP.HCM chia sẻ, TP.HCM với dân số trên 12 triệu người, kinh tế phát triển nhất cả nước nhưng cũng kéo theo các vấn đề xã hội và nảy sinh các nhu cầu về cung cấp dịch vụ xã hội như: trợ giúp người khuyết tật, người già, trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang cơ nhỡ, người lao động… ngày càng tăng cao. Theo đó, người học nghề CTXH khi tốt nghiệp có thể làm tại các trường học, bệnh viện, tòa án,…; Các dự án với người nước ngoài trong việc trợ giúp cho những người yếu thế (trẻ mồ côi, người khuyết tật, người nghèo,…); Các cơ quan của ngành LĐ –TB & XH từ cấp xã/phường đến Trung ương; Làm CTXH chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: sức khỏe, giáo dục, pháp luật, kinh tế, văn hoá - xã hội, hôn nhân và gia đình, tôn giáo tín ngưỡng, môi trường, dân số, truyền thông… “ Có thể khẳng định CTXH là một ngành nghề chuyên nghiệp và ngày chiếm vị trí quan trọng trong danh mục đào tạo, cũng như vị trí việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay”: ông Tuấn nhận định.

Ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội GDNN TP.HCM phát biểu tại buổi lễ.

“Hiện cả nước có gần 60 trường đại học, cao đẳng, cơ sở GDNN tham gia đào tạo chuyên ngành CTXH; Bộ LĐTB-XH phối hợp với các trường đại học tổ chức và đào tạo cho gần 500 giảng viên dạy nghề CTXH cho các trường cao đẳng, trung cấp. Cả nước xây dựng được trên 425 cơ sở cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực chăm sóc xã hội, gần 100 cơ sở cung cấp dịch vụ trong bệnh viện. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ CTXH rất lớn. Nhưng theo ông Tuấn, vẫn còn hàng ngàn sinh viên của một số trường đại học, cao đẳng trong cả nước tốt nghiệp ngành CTXH phải loay hoay tìm việc, làm không đúng chuyên ngành đã đào tạo. Một số rất ít được tuyển dụng vào các vị trí trong ngành, thu nhập thấp, công việc quá vất vả nhưng chưa phát huy hết chuyên môn. Mặt khác, dù được đào tạo cử nhân ngành CTXH nhưng có không ít người thiếu kỹ năng mềm như Luật Trẻ em, tâm lý trẻ em... Do đó, sau một thời gian làm việc, nhiều người không chịu được sức ép công việc và bỏ nghề….

Từ thực tế trên, ông Tuấn kiến nghị, cần nâng cao hiệu quả tuyển sinh, đào tạo và việc làm tại các trường trong hệ thống GDNN TP.HCM có đào tạo ngành công tác xã hội, trong đó có Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM, Trường Cao đẳng Kỹ Nghệ II,…; Chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng về CTXH cần thích ứng với nhu cầu xã hội và cần bồi dưỡng thường xuyên cho lực lượng nhân viên làm nghề CTXH trong các cơ sở xã hội, trường học (CTXH học đường), bệnh viện (Thông tư số 43/2015/TT-BYT Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện) đồng thời tăng cường kiểm định chất lượng đào tạo CTXH theo chuẩn nghề nghiệp, hay quy định pháp luật về thi sát hạch chuyên môn và cấp giấy phép hành nghề trong một số lĩnh vực chuyên biệt,..

ThS Lê Chí An, Phó Viện trưởng Viện An sinh xã hội và Phát triển cộng đồng, Nguyên Chủ nhiệm CLB CTXH chuyên nghiệp TP.HCM đã khái quát về sự hình thành và phát triển nghề CTXH 

Tại buổi lễ,  ThS Lê Chí An, Phó Viện trưởng Viện An sinh xã hội và Phát triển cộng đồng, Nguyên Chủ nhiệm CLB CTXH chuyên nghiệp TP.HCM đã khái quát về sự hình thành và phát triển nghề CTXH trên thế giới và ở nước ta cũng như triển vọng và tương lai của ngành CTXH trong thời gian tới. Theo ThS Lê Chí An,  CTXH vẫn là một ngành nghề hết sức quan trọng trong thế giới này. Điều này dựa vào cơ sở khoa học chứng minh là cuộc sống của chúng ta chịu tác động của nhiều yếu tố vừa tích cực vừa tiêu cực. Các yếu tố đó đến từ ba cấp độ : vi mô, trung mô, vĩ mô. Để giảm thiểu tác động bất lợi cho cá nhân, gia đình, cộng đồng…ngành CTXH đóng vai trò trọng yếu, không thể thiếu. CTXH và NVXH vẫn tiếp tục đóng vai trò “tác nhân cho sự phát triển”.

Trên bình trường đào tạo CTXH cũng như Hội đồng An sinh xã hội (ICSW) đều có các chiến lược phát triển xã hội trong từng giai đoạn. Trong Chương trình nghị sự toàn cầu về CTXH và Phát triển xã hội (The Global Agenda for Social Work diện thế giới, các tổ chức CTXH như Liên đoàn quốc tế NVXH và Hiệp hội quốc tế các and Social Development) đưa ra từ năm 2010 và tiếp tục hoàn thiện, đổi mới nhấn mạnh đến vai trò NVXH đóng góp nhiều hơn nữa trong xây dựng chính sách. Chương trình nghị sự xác định bốn lĩnh vực là : thúc đẩy công bằng kinh tế và xã hội, đề cao giá trị và nhân phẩm con người, bảo vệ môi trường bền vững và tăng cường mối quan hệ nhân sự.

Các đại biểu tham gia ý kiến tại buổi lễ                         

Như vậy,  tiến trình thực hiện Chương trình nghị sự toàn cầu về CTXH và Phát triển xã hội là một tiến trình dài lâu, đầy thách thức và gian khó nhưng đó là tiến trình tất yếu đem lại an sinh cho con người. Trong tiến trình này CTXH đảm nhiệm vai trò then chốt và quan trọng. Trong bối cảnh Việt Nam hòa nhập vào cộng đồng ASEAN, chúng ta vừa kết thúc năm chủ tịch ASEAN và đã ra Tuyên bố ASEAN về thúc đẩy CTXH.

ThS Lê Chí An cũng cho rằng: Đối với Việt Nam, chúng ta vừa kết thúc 10 năm phát triển CTXH theo đề án 32 và đang triển khai Đề án 112 cho giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu chung của đề án là : Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác xã hội tại các ngành, các cấp, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn; đảm bảo nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả.

Các đại biểu tham gia ý kiến tại buổi lễ                         

Ngoài ra, nhiều mục tiêu quan trọng đặt ra cho ngành trong đó chú trọng phát triển CTXH trong các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, trường giáo dưỡng, các cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện, xã, phường, thị trấn…

Hiện chúng ta đã có Đề án 112 phát triển CTXH giai đoạn 2021-2030, sắp tới sẽ nghiên cứu xây dựng Nghị định về CTXH, xây dựng Đề án phát triển y tế lao động xã hội đến năm 2025 tầm nhìn 2030.

Tại buổi lễ, Hội GDNN TP.HCM đã có Quyết định thành lập Ban tư vấn Phát triển CTXH. Mục đích, đẩy mạnh sự gắn kết với Sở, ban ngành, các đoàn thể - xã hội trên địa bàn; các tổ chức xã hội quốc tế và tổ chức phi chính phủ NGO để tham mưu, phản biện chính sách phát triển CTXH; cung cấp dịch vụ tư vấn, phát triển liên quan đến CTXH.

Đăng Hải

TAG:
Tin khác
Những khó khăn trong công tác phòng chống mua bán người và giải pháp
Quyết liệt trong phòng chống mua bán người và tăng cường hỗ trợ các dịch vụ cho nạn nhân
Nam Định: Quan tâm thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi
Phát huy sức mạnh liên ngành trong công tác trẻ em
Hải Hậu triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Nam Định nỗ lực giảm nghèo bền vững
Ninh Bình: Nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng, chống mua bán người
Quảng Ninh tích cực vận động nguồn lực xã hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi
Bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội từ 25/12