An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Tòa án tối cao hướng dẫn áp dụng tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN
03:06 PM 16/08/2019
(LĐXH) Sáng 16/8, tại Hà Nội, Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) tổ chức công bố Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày 15/8 hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, gian lận bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thời gian qua, các hành vi nợ, trốn đóng và gian lận về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong 5 năm qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các địa phương đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong phòng chống tội phạm, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, hành vi nợ, trốn đóng và gian lận về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung 3 tội danh là tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tội gian lận bảo hiểm y tế; tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao phát biểu tại Lễ công bố
Tuy vậy, Bộ luật Hình sự 2015 vẫn còn những quy định chung chung và có cách hiểu khác nhau, cần có hướng dẫn để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật. Để kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm, khắc phục những bất cập, hạn chế trong xét xử, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP ngày 15/8/2019 hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Điều 215 về tội gian lận bảo hiểm y tế và Điều 216 về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo Bộ luật Hình sự 2015.
Cụ thể, trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một hành vi quy định tại các Điều 214 và Điều 215 của Bộ luật Hình sự gây thiệt hại cho quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và trong các hành vi đó chưa lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp này, nếu tổng số tiền của các lần bị thiệt hại bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng số tiền của các lần bị chiếm đoạt nếu các hành vi được thực hiện liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.
Trườngg hợp người vừa thực hiện hành vi phạm tội, vừa chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vừa gây thiệt hại mà số tiền bảo hiểm bị chiếm đoạt, số tiền bị thiệt hại đều thuộc khung hình phạt cơ bản thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt cơ bản. Nếu số tiền bảo hiểm bị chiếm đoạt, số tiền bị thiệt hại thuộc các khung hình phạt khác nhau thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt cao hơn.
Đối với người thực hiện hành vi làm giả hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thẻ bảo hiểm y tế để chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hoặc gây thiệt hại, ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng quy định tại các điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chưc. Đồng thời, bị truy cứu trách nhiệm về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 của Bộ luật Hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện trước 0 giờ 00 phút ngày 1/1/2018, thì không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự mà tùy từng trường hợp để xử lý.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, việc Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung thêm 3 tội danh này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm, góp phần đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm.
Ông Đào Việt Ánh, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, tính đến hết 30/6/2019, số người tham gia BHXH đạt trên 14,8 triệu người (chiếm hơn 30,4% lực lượng lao động), tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 12,7 triệu người (chiếm hơn 26,2% lực lượng lao động); tham gia bảo hiểm y tế đạt 84,7 triệu người (tỷ lệ bao phủ khoảng 89,3% dân số). Mỗi năm đã giải quyết quyền lợi cho hàng triệu lao động, thanh toán chi phí khám chữa bệnh hơn 170 triệu lượt người, góp phần không nhỏ vào đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, theo ông Ánh, tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp có giảm nhưng vẫn ở mức cao, trục lợi quỹ ngày càng tinh vi. Đồng thời, những tổ chức và cá nhân có sai phạm thì chưa được xử lý hình sự theo các tội danh quy định tại các Điều 214, 215 và 216 của Bộ luật Hình sự.
Vì vậy, việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC để hướng dẫn thực hiện quy định của 3 điều luật trên là rất cần thiết. Do đây là những tội danh mới, lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Hình sự, cần được áp dụng thống nhất và đúng quy định của pháp luật, tháo gỡ những khó khăn mà thực tế phát sinh thời gian qua, xử lý nghiêm những hành vi cố tình vi phạm.
Hà Giang
 
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
BHXH TP.HCM không tổ chức làm việc ngoài giời vào sáng 11/1/2024
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà Tết Ất Tỵ đối tượng chính sách khó khăn huyện Lý Nhân
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Dành những điều tốt nhất đối với người có công bằng trách nhiệm tri ân
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại