
Sáp nhập tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai
Việc sáp nhập, hợp nhất, tinh gọn bộ máy các cấp trong cả nước đã được nêu cụ thể, trong đó hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay, có diện tích tự nhiên 12.737,2km2, quy mô dân số 4.427.700 người. Đối với cấp xã, Bình Phước cũng như các địa phương khác trong cả nước, tổng số lượng sau sắp xếp giảm khoảng 60-70% so với hiện nay.
Theo Đề án, nguyên tắc xác định trung tâm hành chính – chính trị mới của một trong số các ĐVHC hiện nay là trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC mới để bảo đảm chính quyền địa phương nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định. Trong đó, đối với quyết định sáp nhập tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hiện nay cho thấy các yếu tố phù hợp và tiềm năng phát triển mạnh mẽ cho khu vực. Bởi hiện tỉnh Đồng Nai đã có cơ sở hạ tầng hành chính sẵn có, giúp quá trình chuyển giao và ổn định bộ máy chính quyền của tỉnh mới diễn ra một cách suôn sẻ, nhanh chóng.
Ngoài ra, thành phố Biên Hòa hiện nay có vị trí địa lý chiến lược, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giao thông quan trọng của tỉnh Đồng Nai và khu vực. Biên Hòa là đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tuyến quốc lộ huyết mạch đi qua như quốc lộ 1, quốc lộ 51, tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, nhiều dự án giao thông trọng điểm quốc gia đang xây dựng, đặc biệt là Dự án Sân bay quốc tế Long Thành, có vị trí rất gần thành phố. Với hệ thống giao thông hiện hữu và tiềm năng từ sân bay Long Thành sẽ tạo điều kiện kết nối vô cùng thuận lợi cho tỉnh mới với các khu vực xung quanh, “siêu đô thị mới” Thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm kinh tế của cả nước, quốc tế.
Đề án cũng nhấn mạnh nguyên tắc “Trung tâm hành chính - chính trị mới cần có không gian phát triển trong tương lai; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của ĐVHC mới”. Như vậy, Biên Hòa và khu vực lân cận vẫn còn nhiều dư địa để phát triển và mở rộng không gian đô thị.
Sáp nhập tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai, trung tâm hành chính đặt tại TP Biên Hòa, tỉnh ĐồngNai hiệm nay.
Với vị trí trung tâm của một tỉnh mới có tiềm năng kinh tế đa dạng, trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ thương mại, nông nghiệp, du lịch..., Biên Hòa sẽ là “hạt nhân” thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tỉnh.
Việc lựa chọn Biên Hòa làm trung tâm hành chính - chính trị cũng đảm bảo sự hài hòa, hợp lý trong quá trình sáp nhập khi xét về quy mô đô thị, hạ tầng và vị trí kết nối. Bởi sau khi ĐVHC mới đi vào hoạt động ổn định, theo nguyên tắc thứ tư của Đề án, tỉnh mới hoàn toàn “có thể nghiên cứu quy hoạch, xây dựng các trung tâm hành chính - chính trị mới hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển chung của địa phương và tạo ra không gian phát triển mới”.
Trong tương lai, tỉnh Đồng Nai mở rộng với trung tâm Biên Hòa hứa hẹn sẽ là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa năng động, có vai trò quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.
Trước khi sáp nhập tỉnh, cả Đồng Nai và Bình Phước đều là những địa phương phát triển mạnh về sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, kinh tế Đồng Nai đạt được những con số ấn tượng trong những năm gần đây.
Hai địa phương này thuộc khu vực Đông Nam Bộ. Những năm gần đây, Đồng Nai trở thành tỉnh công nghiệp và đứng trong top đầu cả nước về phát triển kinh tế; còn tỉnh Bình Phước đang vươn lên phát triển năng động, cân bằng giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.
Số liệu sơ bộ của Cục Thống kê cho thấy, quy mô GDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn) theo giá hiện hành năm 2023 của Đồng Nai đạt trên 448.978 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so với quy mô GRDP tỉnh Bình Phước (99.748,3 tỷ đồng).
Đáng chú ý, nếu cộng GRDP của hai địa phương này thì Đồng Nai (tên dự kiến sau sáp nhập) sẽ lọt vào nhóm các tỉnh, thành phố có quy mô GRDP đứng đầu ở nước ta với 548.726,3 tỷ đồng.
Trong cơ cấu GRDP của tỉnh Đồng Nai, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tới 58,5% và dịch vụ chiếm 24,5%, nông lâm thuỷ sản 9,7%.
Còn cơ cấu GRDP của Bình Phước có sự cân bằng giữa các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ, nông lâm thuỷ sản, chiếm tỷ trọng lần lượt 42,89%, 31,19% và 22,12%.
Theo thống kê sơ bộ thu ngân sách Đồng Nai năm 2023, đạt 40.498,3 tỷ đồng, gấp 3,7 lần số thu ngân sách nội địa của tỉnh Bình Phước (10.904,8 tỷ đồng).Về GRDP bình quân đầu người cũng có sự chênh lệch lớn giữa hai địa phương này.
Theo số liệu sơ bộ năm 2023, Đồng Nai đạt 135,6 triệu đồng/người/năm, cao hơn 32,7 triệu đồng so với mức bình quân của cả nước (102,9 triệu đồng/người/năm).
Trong khi đó, GRDP bình quân đầu người của Bình Phước chỉ đạt 95,4 triệu đồng/người/năm, thấp hơn 7,5 triệu đồng so với mức bình quân của cả nước và thấp hơn 40,2 triệu đồng so với mức bình quân của Đồng Nai.
Hai địa phương này thuộc khu vực Đông Nam Bộ. Những năm gần đây, Đồng Nai trở thành tỉnh công nghiệp và đứng trong top đầu cả nước về phát triển kinh tế; còn tỉnh Bình Phước đang vươn lên phát triển năng động, cân bằng giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.
Đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian phát triển cho ĐVHC mới; phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng; ưu tiên sắp xếp các ĐVHC miền núi, đồng bằng với các ĐVHC có biển; kết hợp hài hòa, hợp lý các ĐVHC có vị trí liền kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy phát triển kinh tế của ĐVHC sau sắp xếp và yêu cầu, định hướng phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới./.
Vương Linh