An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Tập đoàn Viettel: Chọn cách khác biệt để hoàn thành mục tiêu xoá nghèo bền vững
09:47 AM 15/12/2020
(LĐXH) - Ngày 27/12/2008, Chính phủ ban hành Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Mục tiêu đến năm nay, các huyện có thể sánh ngang với đơn vị hành chính cùng cấp khác trong khu vực. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước lớn được giao “đỡ đầu” huyện nghèo.
Giảm nghèo nhanh và bền vững thông qua hỗ trợ bằng hệ sinh thái
Xác định chương trình giảm nghèo bền vững là mục tiêu dài hạn, Tập đoàn Viettel đã phối hợp với các huyện để xây dựng kế hoạch theo từng giai đoạn và được điều chỉnh theo từng năm cho phù hợp với thực tế, thiết thực, giúp người dân được hưởng lợi cao nhất.  
Phát huy thế mạnh là viễn thông và CNTT để giúp các huyện đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững, Tập đoàn đã có những ưu tiên lớn để phát triển viễn thông, CNTT tại địa bàn các huyện Bá Thước, Mường Lát (Thanh Hóa) và Đắk Rông (Quảng Trị) nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trình độ dân trí; giúp chính quyền các cấp trong quản lý, điều hành được nhanh hơn, sát hơn đến thôn bản và từng người dân.
Tiếp đó, Viettel đầu tư xây dựng trường học, trạm y tế xã, nhà bán trú dân nuôi, nhà ở cho hộ nghèo; hỗ trợ con giống, cây giống và hướng dẫn trồng trọ, chăn nuôi phù hợp với tiềm năng của từng địa phương; tổ chức đào tạo về công nghệ thông tin, cung cấp trang thiết bị…
Đại diện lãnh đạo Tập đoàn Viễn thông Quân đội cắt băng khánh thành trại Trạm Y tế xã Kỳ Tân
huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Giai đoạn 2009 đến nay, Tập đoàn CNVT QĐ đã trích kinh phí 260 tỷ đồng hỗ trợ 3 huyện: Bá Thước, Mường Lát (Thanh Hóa), Đakrông (Quảng Trị) nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, xóa nhà tạm hộ nghèo (đã hỗ trợ xây dựng 08 trường học, 08 trạm y tế xã và các dụng dụng, trang thiết bị y tế, học tập; hỗ trợ xóa gần 5400 nhà tạm cho hộ nghèo). Đã đưa hệ thống cầu truyền hình, các phần mềm, các trang thiết bị, các ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền địa phương, vào hỗ trợ hoạt động y tế, giáo dục… Từ kết quả hỗ trợ của Viettel đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp, sự đồng hành của Quân đội, của các Tập đoàn kinh tế, giúp nhân dân các huyện Mường Lát, Bá Thước, Đakrông từng bước vươi lên giảm nghèo, ổn định cuộc sống; qua đó đã góp phần ổn định kinh tế - xã hội của huyện, giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư, ổn định an ninh - quốc phòng (tỉ lệ hộ nghèo tại các huyện giảm trung bình đạt 6,85%/năm - cao hơn 2,85% so với mục tiêu giảm nghèo của địa phương theo Nghị quyết 30A của Chính Phủ).
Nhằm giúp đồng bào các dân tộc vùng giáp biên giới phát triển kinh tế, Viettel phối hợp với các đơn vị triển khai Chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới” để trao 24.000 con bò giống cho 24.000 hộ nghèo các tỉnh biên giới phía Bắc và tây Bắc nhằm giúp cho người nghèo có vốn ban đầu để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh sản xuất, tạo điều kiện cho người dân bám đất, bám làng, bảo vệ vững chắc “phên dậu” Tổ quốc.  Ngoài ra, Tập đoàn còn triển khai 1 số chương trình như: Trái tim cho em, Vì em hiếu học, Quân đội chung tay vì người nghèo… góp phần vào sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước, vun đắp truyền thống tốt đẹp "tương thân tương ái," "Lá lành đùm lá rách" của dân tộc Việt Nam.
Thăm, tặng quà bệnh nhân tại Trạm y tế xã Kỳ Tân.
Định hướng trong thời gian tới 
Thời gian tới, Tập đoàn CNVT Quân đội kiên định triết lý “Kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội, cộng đồng”, tiếp tục thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch của Đảng, Nhà nước về “Xây dựng Nông thôn mới” và “Xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững”. Trong đó, tập trung nguồn lực hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm; làm trọn gói, dứt điểm các nội dung, hạng mục, như: Hỗ trợ trực tiếp đối tượng hộ nghèo, cận nghèo giúp thoát nghèo nhanh, bền vững, vươn lên ổn định cuộc sống; hỗ trợ kinh phí, đầu tư phát triển hạ tầng cho 2 lĩnh vực trọng tâm, bao gồm:
Đối với lĩnh vực Y tế, tiếp tục mở rộng kết nối khám chữa bệnh từ xa đến tất cả các bệnh viện trên toàn quốc; Triển khai các ứng dụng kết nối giữa bệnh viện, bác sĩ với người dân và ứng dụng Mạng xã hội Bác sĩ (giúp cho người dân được tư vấn và chăm sóc sức khỏe thường xuyên, các bác sĩ có thể trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế).Chuyển đổi số toàn diện cho ngành y tế, hướng tới mục tiêu mỗi người dân có 1 trợ lý sức khỏe thông minh được cá nhân hóa. Mỗi người dân được chăm sóc sức khỏe chủ động, trọn đời từ khi sinh ra..  
Đối với lĩnh vực giáo dục, triển khai giải pháp hỗ trợ học và thi trực tuyến (Elearning) cho khối mầm non, THCS, THPT theo định hướng tăng cường học online trong nhà trường, bảo đảm cho 100% các trường đều có thể học và thi trực tuyến; Triển khai giải pháp camera chống gian lận và bạo lực học đường; Hệ thống số hóa văn bằng chứng chỉ để quản lý số lượng, chất lượng giáo viên; Triển khai giải pháp định hướng nghề và phân luồng học sinh phổ thông, giúp định hướng nghề cho học sinh.

Hà Giang

TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Báo Tuổi Trẻ tổ chức Cuộc Thi Lan Tỏa Năng Lượng Tích Cực lần thứ năm liên tiếp
Chương trình Đi bộ từ thiện Đinh Thiện Lý: 20 năm những bước chân chia sẻ
TP.HCM: Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH được nhận gộp lương 2 tháng trước Tết
Quảng Ngãi nâng cao năng lực cho tình nguyện viên phòng, chống mua bán người
'Tháp Eiffel bốc cháy': Cách phân biệt tin giả thời AI
Hội Cựu chiến binh quận Hà Đông tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng vốn vay tín dụng chính sách
Quảng Bình: Đề xuất một số nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2026-2030
Những khó khăn trong công tác phòng chống mua bán người và giải pháp
Quyết liệt trong phòng chống mua bán người và tăng cường hỗ trợ các dịch vụ cho nạn nhân