Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn đã có những bước khởi sắc mới
03:52 PM 25/10/2018
(LĐXH) Tạo việc làm cho phụ nữ ở nông thôn luôn là một bài toán khó đối với nhiều địa phương bởi lực lượng lao động này thường có trình độ tay nghề thấp, tính ổn định không cao, thường phải dành nhiều thời gian chăm lo cho gia đình nên họ ít có cơ hội chuyển đổi việc làm và tiếp cận thị trường lao động. Song nhờ các chính sách, chiến lược quốc gia về hỗ trợ đào tạo nghề và tìm việc làm cho phụ nữ nông thôn trong thời gian gần đây mà phụ nữ tại nhiều địa phương đã có cơ hội tìm việc và tự tổ chức hoạt động kinh doanh, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.
Theo báo cáo năm 2016 của Tổng cục Thống kê, mặc dù nông nghiệp chỉ đóng góp 16,3% GDP của Việt Nam nhưng có đến 41,9% lực lượng lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Ở nông thôn, tỷ lệ phụ nữ làm việc trong nông nghiệp là 63,4%, đóng vai trò quan trọng và chủ chốt trong sản xuất nông nghiệp. Phụ nữ nông thôn đã và đang góp phần quan trọng và tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.Tuy nhiên, hiện nay đối tượng này vẫn gặp phải nhiều thách thức, rào cản.
Để hỗ trợ phụ nữ nâng cao quyền năng giúp họ tiếp cận được các quyền cơ bản, mới đây,  Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020  đã đề ra mục tiêu đưa 100% tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức. Theo đó, chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Thời gian qua, các chính sách nhằm nâng cao quyền năng của phụ nữ nông thôn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng hoàn thiện. Nổi bật là Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017… Phụ nữ nông thôn ngày càng được tiếp cận và hưởng lợi từ các chính sách, chương trình này. Đến nay ước tính có trên 46% lao động nữ trong tổng số lao động được học nghề theo các đề án, chương trình của Bộ LĐ-TBXH.
Tổ hợp tác- Mô hình tạo việc làm mới cho phụ nữ nông thôn
Nhờ vậy, tại một số địa phương, chị em phụ nữ đã tự mở các xưởng may, xưởng thủ công mỹ nghệ, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định, thậm chí thoát nghèo. Tiêu biểu như 10 cơ sở may gia đình do phụ nữ làm chủ tại xã Tịnh An,  tỉnh Quảng Ngãi. Trung bình, mỗi cơ sở giải quyết việc làm cho từ 10-15 lao động nữ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nhiều chủ cơ sở trước đây là nữ công nhân may tại thành phố Hồ Chí Minh, giờ về quê lập nghiệp. Họ mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất và tạo việc làm cho nhiều chị em nông thôn. Nếu như trước đây, xã Tịnh An, thành phố Quảng Ngãi là địa phương có  nhiều lao động nữ rời quê đi làm ăn xa thì thời gian gần đây đã giảm hẳn. Chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm theo mô hình ly nông, bất ly hương là cách làm hiệu quả trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Hay như các xưởng tiểu thủ công nghiệp trên địa huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, điển hình là Tổ hợp đan lục bình của chị Đoàn Kim Loan, ngụ ấp Long Định, xã Hòa Định, góp phần tạo việc làm cho nhiều chị em phụ nữ lớn tuổi tại địa phương từ việc làm ra các sản phẩm được đan từ lục bình để có thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Hiện tại Tổ hợp đan lục bình của chị Loan thu hút hơn 40 lao động trong xã Hòa Định và xã Xuân Đông tham gia. Hiện tại Tổ hợp đan lục bình của chị Loan thu hút hơn 40 lao động trong xã Hòa Định và xã Xuân Đông tham gia. Hàng tháng, chị Loan giao gần 2.000 sản phẩm đan lục bình hoàn chỉnh cho các công ty, tùy theo kích thước và độ khó mà mỗi sản phẩm đan chị có lời từ 2.000 - 5.000 đồng…
Chị Loan chuẩn bị nguyên liệu đan sản phẩm từ lục bình.
Từ các ví dụ kể trên, có thể thấy để khuyến khích phụ nữ nông thôn lập nghiệp, tự mở hộ kinh doanh, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, mô hình đào tạo nghề; thực hiện công tác tuyển sinh, tư vấn học nghề, việc làm đối với người lao động, nhất là lao động nữ nông thôn. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo; đa dạng, linh hoạt các chương trình đào tạo, hình thức đào tạo; gắn chặt chẽ với doanh nghiệp, đào tạo theo yêu cầu, theo đặt hàng của doanh nghiệp…
PV
 
 
TAG:
Tin khác
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Kiên Giang tập trung thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thành phố Thái Nguyên: Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại Ngày hội việc làm năm 2024
Cà Mau: Giải quyết việc làm cho hơn 42.000 lao động trong 9 tháng đầu năm 2024
Hội thao kỹ thuật cấp cứu mỏ: Duy trì tác phong cứu hộ chuyên nghiệp và kỷ luật