Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
02:29 PM 12/11/2024
(LĐXH) - Để chủ động triển khai, thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, mua bán người, các Bộ, ngành, địa phương tăng cường, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền phòng ngừa tội phạm. Phòng, chống mua bán người tại các địa bàn cơ sở, những địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự an toàn xã hội; tập trung từng nhóm đối tượng có nguy cơ cao, các đối tượng cụ thể.

Thời gian qua, các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương đã xây dựng, tập trung triển khai quyết liệt các chương trình, kế hoạch công tác phòng, chống mua bán người năm 2024.

Trong đó, công tác phòng ngừa xã hội có sự chuyển biến trong phối hợp liên ngành, nhất là các địa bàn biên giới với nhiều nội dung, hình thức phong phú, tập trung vào các nhóm yếu thế, nhóm đối tượng có nguy cơ bị mua bán hoặc bị tội phạm mua bán người lợi dụng. Các tỉnh, thành phố tiếp tục duy trì, triển khai nhiều mô hình, chương trình, câu lạc bộ liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người như: Câu lạc bộ “Chủ nhà trọ tự quản về an ninh trật tự”, “Nữ chủ nhà trọ”, “Chi hội thanh niên nhà trọ”; duy trì hoạt động hiệu quả “Tổ phản ứng nhanh phòng, chống xâm hại trẻ em”; mô hình "Phòng, chống bạo lực gia đình”; “Gia đình hạnh phúc”; “Giáo dục và đời sống”; “Cha, mẹ nuôi dạy con tốt”; “Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”...

Lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng đã chủ động nắm chắc tình hình, quyết liệt triển khai các phương án, kế hoạch nghiệp vụ phòng, chống mua bán người đã phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, triệt phá nhiều đường dây mua bán người liên tỉnh, xuyên quốc gia.

Công tác tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương đặc biệt chú trọng theo nguyên tắc “Lấy nạn nhân là trung tâm” và bảo đảm các quyền của nạn nhân. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung tâm Phụ nữ và phát triển cùng Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh đã tổ chức tiếp nhận và hỗ trợ khẩn cấp cho 65 nạn nhân bị mua bán trở về.

Công tác hợp tác quốc tế về phòng, chống, mua bán người tiếp tục được quan tâm thực hiện với nhiều hoạt động hợp tác song phương, đa phương quan trọng, nhất là với cơ quan chức năng của Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc các nước ASEAN và Tổ chức IOM tại Việt Nam...

Cán bộ Tổng đài 111 chia sẻ kiến thức phòng, chống mua bán người tại tỉnh Lai Châu

Trong 10 tháng đầu năm 2024, Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân mua bán người (Tổng đài 111) tiếp nhận 1.624 cuộc gọi (tăng 145 cuộc so với cùng kỳ năm 2023). Trong đó, đã cung cấp thông tin, tư vấn 1.567 cuộc về  hoạt động của đường dây nóng, tình hình mua bán người tại Việt Nam và các vấn đề khác như di cư, xuất khẩu lao động hoặc việc làm, tư vấn về tâm lý, chính sách, các dịch vụ và hỗ trợ nạn nhân, tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ tài chính cho đối tượng là nạn nhân của mua bán người, hỗ trợ tư vấn tìm kiếm nơi tạm lánh, hỗ trợ y tế, pháp lý, tư vấn tâm lý cho nạn nhân và gia đình của nạn nhân…); chuyển tuyến 57 trường hợp để giải cứu và hỗ trợ cho 67 người có nguy cơ và là nạn nhân của mua bán người.​

Mới đây, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Dự thảo xây dựng một loạt điều khoản hoàn thiện quy định để nâng cao chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân, thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Theo đó, dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) xây dựng một loạt điều khoản hoàn thiện quy định về căn cứ xác định nạn nhân; quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; hoàn thiện quy định để nâng cao chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân cho thấy tính ưu việt so với Luật năm 2011 trong việc bảo vệ quyền con người, thực hiện một cách thiện chí các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đến thời điểm này, tình hình mua bán người tiếp tục diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về quyền con người. Việc hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán người trong bối cảnh mới hiện nay là rất cấp thiết. Đây là cơ sở nhằm tạo nhận thức thống nhất và đầy đủ về công tác phòng, chống mua bán người; nâng cao trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội trong công tác phòng, chống mua bán người, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trần Huyền

TAG: phòng chống MBN
Tin khác
Nam Định: Lan toả sâu rộng phong trào hỗ trợ nhà cho người nghèo
Chương trình “Kết nối những vòng tay” – Chủ đề Tết cho trẻ em nghèo năm 2024: Món quà yêu thương dành cho Trường Mầm non xã Diễn Yên
“Mùa xuân cho em” lần thứ 18 tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn
Yên Bái cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Phú Thọ đẩy mạnh công tác kiểm tra thực hiện chính sách ưu đãi người có công
Yên Bái đảm bảo cơ sở trợ giúp xã hội có cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nga: Từ tuổi thơ cơ cực đến doanh nhân thành đạt với tấm lòng nhân hậu
Ghi nhận trong công tác tìm kiếm, qui tập, xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin ở Quảng Trị
Nhiều hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” trên quê hương Giao Thủy