Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Sơn La tạo việc làm từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho 14.535 lao động
11:34 AM 03/03/2022
(LĐXH)- Trong năm 2022, tỉnh Sơn La sẽ tạo việc làm từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho 14.535 lao động, bao gồm: lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp 3.425 lao động, công nghiệp 3.610 lao động, xây dựng 3.200 lao động, thương mại và dịch vụ 3.300 lao động, du lịch 1.000 lao động.
Khép lại năm 2021, Chương trình việc làm của tỉnh Sơn La đã chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho khoảng khoảng 20.000 người, đạt 100% chỉ tiêu giao.
Doanh số cho vay vốn giải quyết việc làm là 101,468 tỷ đồng với 2.125 dự án, tạo việc làm cho 2.297 lao động. Trong đó, nguồn vốn quỹ quốc gia 21,982 tỷ đồng với 478 dự án, tạo việc làm cho 517 lao động; nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huy động 27,082 tỷ đồng với 556 dự án, tạo việc làm cho 609 lao động; nguồn vốn ủy thác địa phương 52,404 tỷ đồng với 1.091 dự án, tạo việc làm cho 1.171 lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của tỉnh Sơn La đến cuối năm 2021 là 3,77%. Cơ cấu lao động hợp lý theo hướng giảm tỷ lệ lao động ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỷ lệ lao động ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - du lịch trong tổng lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội là 66,86%. Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 57%, trong đó được cấp văn bằng chứng chỉ 22%.

Năm 2022, tỉnh Sơn La phấn đấu tạo việc làm từ nguồn vốn vay về việc làm cho 2.000 lao động

Nhằm tiếp tục triển khai đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động, ngày 3/3/2022, UBND tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch Chương trình việc làm tỉnh năm 2022. Qua đó, hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và chuyển đổi ngành nghề cho người lao động (bao gồm người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, bộ đội xuất ngũ, người chấp hành xong hình phạt tù, sau cai nghiện, người bị thu hồi đất...); khai thác hiệu quả lợi thế và phát huy thế mạnh nguồn lực lao động ở các địa phương trong tỉnh. Thông qua việc làm thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, giảm nghèo bền vững, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với phát triển thị trường lao động, đưa lao động trong tỉnh đi làm việc tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh, đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, khuyến khích các hình thức tạo việc làm tại chỗ. Đạt cơ cấu lao động lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 64,9%; công nghiệp và xây dựng 17.6%; thương mại, du lịch, dịch vụ khác là 17.5%.
UBND tỉnh Sơn La yêu cầu trong năm 2022, chuyển đổi, tạo việc làm mới cho 20.000 lao động. Trong đó, tạo việc làm từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho 14.535 lao động (nông, lâm, ngư nghiệp 3.425 lao động; công nghiệp 3.610 lao động; xây dựng là 3.200 lao động; thương mại và dịch vụ là 3.300 lao động; du lịch là 1.000 lao động); tạo việc làm từ nguồn vốn vay về việc làm cho 2.000 lao động; tạo việc làm từ xuất khẩu lao động 100 lao động; cung ứng lao động cho các khu công nghiệp ngoài tỉnh 3.365lao động. Phấn đấu giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống 3,74%.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Sơn La sẽ tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chương trình việc làm của tỉnh, chính sách an sinh xã hội, chính sách xuất khẩu lao động, chính sách đào tạo nghề và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, trực tiếp tư vấn chính sách việc làm cho người dân, nâng cao nhận thức của người dân về các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, gắn với giải quyết việc làm, việc làm sau học nghề từ đó giúp người dân, người lao động tích cực tham gia vào chương trình tạo việc làm của tỉnh, thu hút lao động vào làm việc.
Tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Tập trung thu hút, tận dụng mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, nâng cao tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch. Tập trung đầu tư phát triển các ngành, các lĩnh vực, sản phẩm có thế mạnh; hỗ trợ xây dựng thương hiệu và tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản. Đẩy mạnh, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường…
Nghiên cứu, rà soát, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực; tăng cường huy động, thu hút các nguồn lực, doanh nghiệp đầu tư phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động. Tạo môi trường, điều kiện phù hợp, thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp, nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo, thực hiện tốt công tác thông tin thị trường lao động, chú trọng tạo việc làm cho người lao động.
Thu hút các doanh nghiệp có năng lực, uy tín đến tư vấn, tuyển chọn lao động tại địa phương đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách hỗ trợ chi phí học nghề, học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm các thủ tục cần thiết cho người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tạo điều kiện để người lao động được vay vốn với lãi suất ưu đãi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn uỷ thác của ngân sáchtỉnh cho ngân hàng chính sách xã hội.
Tiếp tục thực hiện tốt chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, nâng cao chất lượng tín dụng. Trong đó tập trung, ưu tiên cho vay đối với những hộ có kiến thức, năng lực sản xuất có khả năng tạo điều kiện cho các hộ khác học tập kinh nghiệm; cho vay tạo việc làm gắn với các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm từng vùng, từng cây con chủ lực của tỉnh; cho vay vốn vay ưu đãi đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm, đa dạng hóa các hình thức giao dịch việc làm; duy trì thường xuyên, định kỳ, nâng cao tần suất, chất lượng, hiệu quả các hội nghị tư vấn, giới thiệuviệc làm tại các huyện, thành phố. Thực hiện tốt công tác điều tra cung - cầu lao động; thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động theo qui định; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực; củng cố, nâng cao năng lực công tác dự báo và thông tin thị trường lao động, nhằm cung cấp các thông tin về cơ hội việc làm, chỗ việc làm trống, các khoá đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng người lựa chọn và quyết định học nghề, lập nghiệp, tham gia thị trường lao động…

Lê Hoàng

TAG:
Tin khác
TP.HCM tăng cường kết nối cung – cầu giải quyết việc làm cho người lao động
Đảm bảo tiến độ thi công nhưng an toàn lao động vẫn phải là trên hết
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững