Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Sơn La: Chú trọng truyền thông, giáo dục pháp luật về phòng chống mại dâm
02:49 PM 19/10/2020
(LĐXH) Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống mại dâm đã được các sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện.
Hoạt động truyền thông được triển khai thông qua nhiều hình thức, như: tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền lưu động, tập huấn, đưa tin bài trên phương tiện thông tin đại chúng và phát hành các ấn phẩm... Nội dung hoạt động tuyên truyền, giáo dục bao gồm các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm; tác hại của mại dâm; xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn xã hội; thực hiện phong trào vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, cụ thể:
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo đơn vị chức năng triển khai các hoạt động truyền thông về phòng, chống mại dâm, phòng chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; in và phát hành trên 19.000 ngàn tờ rơi; trên 3.000 tờ áp phích tuyên truyền văn bản pháp luật trong công tác phòng, chống mại dâm; phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Sơn La, thực hiện đưa tin, bài, phóng sự về phòng, chống tệ nạn mại dâm lồng ghép với tuyên truyền phòng chống mua bán người và phòng, chống ma túy; chỉ đạo Phòng Phòng chống tệ nạn xã hội chủ trì công tác kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm, thực hiện tốt công tác hướng dẫn Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm huyện, thành phố, lồng ghép công tác kiểm tra với tuyên truyền kiến thức pháp luật trong phòng, chống mại dâm cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn toàn tỉnh…
Cán bộ thôn, bản tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống mại dâm cho đồng bào dân tộc thiểu số
Công an tỉnh đã chỉ đạo các phòng chức năng tham mưu cho Tỉnh hướng dẫn, đôn đốc cấp ủy, chính quyền cơ sở chỉ đạo lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ban, ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân trong công tác phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm có liên quan đến tệ nạn xã hội. Phối hợp với Báo Sơn La, Đài Phát thanh - Truyền hình, kênh truyền hình ANTV Sơn La, ANTV trung ương đăng tải và phát các chuyên mục trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Kết quả đã tổ chức tuyên truyền 1.145 cuộc với 139.447 lượt người tham dự, thu 120 phiếu tố giác; tổ chức các buổi tuyên truyền lưu động về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, tạo phong trào rộng rãi trong nhân dân, thực hiện có hiệu quả công tác phát hiện, tố giác và tham gia đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội.
 Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở, phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, thành phố tăng cường triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong công tác phòng, chống mại dâm, như lồng ghép việc tuyên truyền phòng, chống mại dâm với việc thực hiện có hiệu quả các nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tuyên truyền phòng, chống mại dâm tại các buổi phục vụ tuyên truyền ở cơ sở; Tổ chức tuyên truyền cổ động bằng xe Văn hóa - Thông tin tại các cụm dân cư, các trục đường giao thông chính; lồng ghép tuyên truyền công tác phòng, chống mại dâm thông qua các hình thức, như biên tập các bài tuyên truyền bằng tiến Mông, tiếng Thái và tiếng phổ thông tập trung tuyên truyền sâu rộng trong thanh thiếu niên, đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; duy trì và phát triển hệ thống thư viện, tủ sách trên địa bàn toàn tỉnh, tăng cường nguồn sách, báo, tài liệu pháp luật luân chuyển xuống cơ sở. Tổ chức truyền thông, phổ biến, giới thiệu sách báo chuyên đề về công tác phòng, chống mại dâm đến độc giả.
Phát tờ rơi tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số
 Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức tuyên truyền lồng ghép công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm, gắn với công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và các nhiệm vụ trọng tâm của Hội, thông qua các hội nghị, các cuộc sinh hoạt hội viên, tọa đàm với 775 cuộc, với 30.200 lượt hội viên tham gia; tổ chức 55 cuộc truyền thông, tập huấn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm trên địa bàn toàn tỉnh, cho 14.369 hội viên, phụ nữ; 633 buổi sinh hoạt cho hội với 22.076 hội viên phụ nữ tham gia. Tổ chức 09 lớp truyền thông, tập huấn kiến thức pháp luật tại 8 huyện, 01 trường chuyên nghiệp, với trên 1300 lượt người tham dự. Cùng với công tác tuyên truyền của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, thành phố đã triển khai công tác truyền thông về kiến thức pháp luật thông qua các hội nghị, các cuộc sinh hoạt cho hội viên phụ nữ, cụ thể tổ chức 46 cuộc, với 13.119 lượt hội viên phụ nữ tham dự; lồng ghép công tác truyền thông kiến thức pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội tại 633 buổi sinh hoạt với 22.076 lượt hội viên phụ nữ tham gia. Tiếp tục duy trì hoạt động của 436 Câu lạc bộ về an ninh, trật tự, với 17.226 thành viên.
Sở Tư pháp đã tham mưu với Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các ngành thành viên, Hội đồng PBGDPL huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật, trong đó lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật phòng, chống ma túy, mại dâm, với 10.448 cuộc tuyên truyền, 810.730 lượt người tham dự. Chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý, tăng cường công tác trợ giúp pháp lý lưu động tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, văn hóa xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh tệ nạn mại dâm. Kết quả Trung tâm trợ giúp pháp lý đã phối hợp với Phòng tư pháp huyện, thành phố tổ chức trợ giúp pháp lý tại 259 bản đặc biệt khó khăn và 116 xã nghèo trên địa bàn, với tổng số 18.873 người tham dự; tiếp nhận 54 đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý; phát miễn phí 26.745 tờ gấp pháp luật cho người dân.
Sở Thông tin - Truyền thông và các cơ quan báo chí, tuyên truyền, như Báo Sơn La, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh và Đài phát thanh – Truyền hình các huyện, thành phố, Cổng thông tin điện tử của tỉnh thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong công tác phòng, chống mại dâm, thông qua hệ thống báo, đài phát thanh, truyền hình, các tin bài, chuyên trang, chuyên mục đã được các cơ quan tuyên truyền thực hiện bằng tiếng phổ thông, tiếng Thái, tiếng Mông.
Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống các bệnh lấy nhiễm qua đường tình dục và các biện pháp tình dục an toàn; truyền thông lồng ghép công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm với các khóa tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ. Cụ thể Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La tổ chức 02 lớp truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép với nội dung phòng, chống tệ nạn mại dâm, cho 100 cán bộ y tế thôn, bản; tổ chức 03 lớp tập huấn về chương trình can thiệp giảm tác hại lây nhiễm HIV, phòng chống mại dâm, ma túy cho 90 người là tuyên truyền viên đồng đẳng nhóm người nghiện ma túy, nhóm gái mại dâm và nhân viên y tế thôn bản, tại 12 huyện, thành phố; tổ chức truyền thông trực tiếp về phòng, chống HIV/AIDS lồng ghép với nội dung phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma túy cho 122.238 lượt người là những người có nguy cơ cao như viên nhà hàng, 19.713 lượt người nghiện ma túy, 14.629 lượt người là thành viên gia đình người nhiễm HIV, 29.445 lượt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, 2.187 lượt người thuộc nhóm người lao động tự do…; đăng tải 3.562 tin bài tuyên truyền, có nội dung lồng ghép với công tác tuyên truyền phòng, chống tệ nạn mại dâm.
Sở Giáo dục - Đào tạo đã triển khai công tác tuyên truyền phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS trong toàn ngành, lồng ghép với các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt tập thể của giáo viên, học sinh, sinh viên, trong đó lồng ghép nội dung tuyên truyền về công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm, phòng, chống mua bán người và các tệ nạn xã hội; tổ chức các buổi truyền thông phòng, chống tệ nạn mại dâm, thông qua các hình thức như tổ chức chương trình văn nghệ, thi tiểu phẩm tuyên truyền, thi hiểu biết kiển thức, thi vẽ tranh cổ động... Chỉ đạo các trường học trên địa bàn toàn tỉnh tham gia các lễ ra quân tuyên truyền phòng chống tội phạm; phòng chống mại dâm, HIV/AIDS, phòng chống mua bán người; giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên; bạo lực học đường.
Tỉnh Đoàn chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh tập trung trang bị kiến thức pháp luật và kỹ năng hoạt động cho đoàn viên các cấp nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng ngừa tệ nạn mại dâm, bảo vệ truyền thống văn hóa của dân tộc. Tăng cường công tác vận động đoàn viên tích cực tham gia các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới”; phong trào “Bảo vệ an ninh tổ quốc”; tổ chức các buổi mít tinh, tọa đàm về công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS; tổ chức các chương trình, như thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp; vay vốn phát triển sản xuất; phổ cập Internet; Văn hóa văn nghệ - thể thao đến 100% đoàn viên trên địa bàn toàn tỉnh; chỉ đạo Đoàn thanh niên các cấp tham gia các buổi truyền thông lưu động, các lễ ra quân do các ban, ngành tổ chức...
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục, giữ gìn, bảo vệ những chuẩn mực đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình, của dòng tộc và khu dân cư, xây dựng các gia đình an toàn, quản lý con em mình không để mắc các tệ nạn mại dâm và tệ nạn xã hội khác. Triển khai công tác phối hợp với các cơ quan, ban ngành triển khai các lớp tập huấn, tuyên truyền kiến thức pháp luật trong phòng, chống mại dâm, phòng chống tội phạm, bảo vệ chủ biên giới và an ninh quốc gia. Tổ chức công tác ký kết giao ước thi đua đến từng người dân, hộ gia đình, cụ thể hóa nội dung phòng, chống mại dâm vào nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng khu dân cư.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc, thường xuyên tổ chức thực hiện công tác truyền thông, vận động người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn mại dâm; thông qua nhiều hình thức, như qua hệ thống loa truyền thanh của các tổ, bản; qua Đài phát thanh - Truyền hình huyện, thành phố; tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại các tổ, bản, khu dân cư, lồng ghép với các cuộc họp dân, cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể thao; tổ chức tuyên truyền lưu động trên các tuyến đường tập trung dân cư; chỉ đạo các cơ quan báo, đài phát thanh, truyền hình, phòng Văn hóa, Trung tâm văn hóa trên địa bàn xây dựng nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn, nhóm đối tượng; chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể của huyện, thành phố phối hợp, lồng ghép công tác phòng chống tệ nạn mại dâm với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhờ coi trọng công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng chống tệ nạn mại dâm trong nhân dân nên trong những năm qua tình hình về tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh Sơn La không có các diễn biến phức tạp, không hình thành các điểm, tụ điểm nóng về tệ nạn mại dâm, gây bức xúc trong nhân dân.

 Mỹ Linh

TAG:
Tin khác
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Báo Tuổi Trẻ tổ chức Cuộc Thi Lan Tỏa Năng Lượng Tích Cực lần thứ năm liên tiếp
Chương trình Đi bộ từ thiện Đinh Thiện Lý: 20 năm những bước chân chia sẻ
TP.HCM: Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH được nhận gộp lương 2 tháng trước Tết
Quảng Ngãi nâng cao năng lực cho tình nguyện viên phòng, chống mua bán người
'Tháp Eiffel bốc cháy': Cách phân biệt tin giả thời AI
Hội Cựu chiến binh quận Hà Đông tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng vốn vay tín dụng chính sách
Quảng Bình: Đề xuất một số nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2026-2030
Những khó khăn trong công tác phòng chống mua bán người và giải pháp
Quyết liệt trong phòng chống mua bán người và tăng cường hỗ trợ các dịch vụ cho nạn nhân